Cải Cúc – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

by Dược liệu Cây thuốc
Giới thiệu chung về Cải Cúc

Rau Cải Cúc hay còn tên gọi là rau cúc tần, tần ô, rau cúc, cúc tần ô…; là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Công dụng tuyệt vời của cải cúc không phải chỉ để nấu canh mà còn là một vị thuốc quý. Cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của loài cây này trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về Cải Cúc

  • Tên gọi khác: Xoòng hao, Rau cúc, Cúc tần ô, Rau tần ô
  • Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L
  • Họ: Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae)
Giới thiệu chung về Cải Cúc

Giới thiệu chung về Cải Cúc

Đặc điểm thực vật

Cải cúc là cây thân thảo sống hằng năm. Thân cây mọc đứng, chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m, một số cây có thể cao đến 1m. Cây phân thành nhiều nhánh, sum suê, các cành có màu xanh lục, mềm, sau khi già sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và cứng.

Cải cúc (tần ô) là loài thực vật thân thảo, sống hằng năm, chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m

Lá chẻ lông chim, mặt lá nhẵn, dài 20cm và mọc so le. Lá có màu thơm hắc khi cắt hoặc vò. Hoa mọc thành cụm, hoa phía ngoài có màu trắng, bên trong có hình ống màu vàng và có mùi thơm. Quả dài 2 – 3mm. Cây ra hoa và quả vào tháng 1 – 3 hằng năm.

Bộ phận dùng

Cành và lá.

Phân bố

Loài thực vật này có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, sau đó được nhu nhập sang các nước châu Âu và châu Á. Ở nước ta, cây được trồng nhiều tại các địa phương ở miền Bắc. Ở miền Nam, cây chủ yếu ở được trồng ở tỉnh Lâm Đồng.

Thu hái – sơ chế

Thu hái khi cần, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa tinh dầu, acid amin (asparagine acid glutamic, leucin, acid aspartic, prolin, alamin, valin, acid aminobutyric), herniarin, gossipitrin, quercimetrin, acid clorogenic, acid 3.5-di-cafeo, vitamin A, B, C,…

Vị thuốc cải cúc

Cải Cúc - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 5

Tính vị

Vị nhạt, ngọt, hơi đắng và the, có mùi thơm, tính mát.

Qui kinh

Chưa có nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Dịch chiết Ethanol trong dược liệu có tác dụng trên Micrococcus luteus, Bacillus subtilis nhưng không có tác dụng đối với Escherichia Coli.

– Theo Đông Y:

  • Công dụng: Tán phong nhiệt, trừ đờm và kiện tỳ vị.
  • Chủ trị: Chữa ho dai dẳng, ít sữa, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, giải cảm,…

Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng cải cúc ăn sống, nấu canh, sắc uống,… Liều dùng tham khảo 30 – 50g/ ngày.

Món ăn và bài thuốc chữa bệnh từ cải cúc (tần ô)

Cải Cúc - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 6

1. Món ăn chữa chứng ít sữa ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, rau cải cúc 300g và gia vị.
  • Thực hiện: Lạc nhân giã nhỏ, cải cúc rửa sạch, thịt lợn đem băm nhỏ trộn với lạc nhân và gia vị, làm thành viên to bằng quả táo ta. Đặt cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào và rải cải cúc lên trên cùng. Đem bát hấp cách thủy, khi chín đem chia thành 2 lần dùng, ăn với cơm. Ăn liên tục trong 3 – 5 ngày để nhanh có sữa.

2. Món ăn chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do nhiễm lạnh

  • Chuẩn bị: Phổi lợn 200g và rau tần ô 100 – 150g.
  • Thực hiện: Phổi lợn cắt thành miếng, cải cúc rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu thành canh, ăn với cơm. Ăn liên tục trong 3 – 4 ngày.

3. Bài thuốc giải cảm

  • Chuẩn bị: Rau cải cúc tươi 150g.
  • Thực hiện: Rửa sạch cho nguyên liệu ráo nước, sau đó cho vào bắt to. Nấu sẵn cháo, khi cháo sôi đem đổ vào bát trong 5 – 10 phút cho bớt nóng rồi trộn rau lên ăn kèm. Dùng món ăn này 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

4. Món ăn giúp lợi tiểu và chữa ho mắt

  • Chuẩn bị: 1 con cá diếc khoảng 500g và 200g rau tần ô, dầu ăn, 1 ít rượu và gia vị.
  • Thực hiện: Làm sạch cá diếc, cạo bỏ vảy và chiên cho vàng. Sau đó cho rượu vào đảo qua, thêm gừng và nước nấu với lửa nhỏ. Khi cá chín, thêm cải cúc vào và nấu cho đến khi sôi trở lại, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng. Ăn liên tục trong 10 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

5. Bài thuốc trị đau đầu kinh niên

  • Chuẩn bị: 30g cải cúc.
  • Thực hiện: Đem nấu nước và uống hằng ngày. Đồng thời nên dùng cải cúc hơ nóng và chườm lên hai bên thái dương và đỉnh đầu trước khi đi ngủ.

6. Bài thuốc chữa ho ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Lá tần ô 6g.
  • Thực hiện: Rửa sạch, đem thái nhỏ và thêm mật ong vào, hấp cách thủy cho ra nước và uống hết trong ngày.

7. Món ăn trị ăn uống không tiêu, người yếu do mới khỏi bệnh

  • Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 3 lát và cải cúc 500g.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, thái thịt và cải cúc, đem nấu thành canh. Khi chín, thêm gừng và nêm nếm gia vị, ăn với cơm khi còn nóng.

8. Bài thuốc chữa tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 200g rau cải cúc.
  • Thực hiện: Nấu canh, ăn liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.

Cải Cúc - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 7

9. Bài thuốc giúp hỗ trợ giảm huyết áp

  • Chuẩn bị: 1 ít cải cúc tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, để ráo và ép lấy nước cốt. Mỗi ngày dùng 50ml và chia thành 2 lần uống (sáng – chiều).

10. Canh cá tần ô trị ho khan do phế nhiệt

  • Chuẩn bị: Cá khoai và rau tần ô 100g.
  • Thực hiện: Nấu thành canh, nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn khoảng 3 – 4 lần/ tuần.

11. Canh cá lóc tần ô trị chứng tỳ vị hư khiến ăn uống không ngon

  • Chuẩn bị: Thịt cá lóc 50g, rau tần ô 150g, hành, gừng, ngũ vị hương và gia vị.
  • Thực hiện: Nấu canh, dùng ăn thường xuyên.

12. Bài thuốc chữa nội thương và đau đầu ngoại cảm

  • Chuẩn bị: 150g cải cúc.
  • Thực hiện: Nấu canh hoặc sắc uống mỗi ngày.

13. Canh cải cúc cá thác lá trị đau đầu và cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Cá thác lác 100g và rau cải cúc 100g, gừng, gia vị và hành.
  • Thực hiện: Nấu canh, chia thành nhiều lần và ăn hết trong ngày.

14. Món ăn từ tần ô trị chứng chảy máu cam

  • Chuẩn bị: Gan lợn, gia vị, cà chua, hành vừa đủ và rau tần ô 100g.
  • Thực hiện: Rau tần ô và gan lợn đem luộc. Dùng cà chua làm thành sốt và dùng để chấm ăn.

Cải Cúc - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 8

Cách trồng và chăm sóc Cải Cúc

Chọn hạt giống và đất trồng

Hạt giống

Hạt giống rau cải cúc bạn có thể tìm mua ở các của hàng bán hạt giống nông sản hoặc siêu thị.

Đất trồng

Rau cải cúc rất thích hợp với đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa, đất mùn. Bạn có thể sử dụng loại đất tribat hay các loại đất hữu cơ sạch giàu chất dinh dưỡng. Đất có thể mua sẵn hoặc trộn đất với phân gà, bò, phân cá, phân trùn quế…

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà.

Ngâm ủ và gieo hạt

Ngâm hạt giống

Bạn có thể bỏ qua bước ngâm hạt và gieo trực tiếp vào đất, nhưng như thế thì cải cúc sẽ lâu nảy mầm hơn. Vì vậy, nên ngâm hạt giống vào nước ấm khoảng 30-40 độ C từ 3-6 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch rồi để thật ráo.

Gieo hạt

Có thể dùng tay rạch từng hàng thẳng để gieo hạt cho thẳng hàng. Tuy nhiên, bạn có thể gieo hạt mà không cần rạch hàng. Gieo 20-30g hạt/khay.

Sau khi gieo hạt xong thì lấp 1 lớp đất mỏng. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ. Trong 2 ngày đầu gieo hạt nên phủ rơm rạ hoặc bạt plastic để giữ ẩm và tránh nắng cho hạt mọc mầm nhanh, sau đó dỡ tấm đậy ra để rau đón ánh sáng.

Chăm sóc

Tiến hành tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.

Sau khi gieo hạt cải cúc được 1 tuần thì tiến hành bón thúc phân chuồng, phân trùn quế, phân gà hoặc phân hữu cơ có bán ở các cửa hàng bán phân bón.

Rau cải cúc gieo được 2 tuần sẽ mọc cây con có 2 – 3 lá thì lúc này cần tiến hành bón thúc lần 2.

Những điều cần lưu ý khi dùng cải cúc

Cải cúc không chỉ là vị thuốc chữa bệnh mà còn được dùng để chế biến món ăn nhằm bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên dược liệu này có tính mát nên cần tránh dùng cho người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng.

Ngoài ra, loại rau này còn dễ bị nhiễm trứng giun nên cần phải nấu chín trước khi ăn. Nếu ăn sống cần rửa thật sạch để tránh nhiễm giun.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cải Cúc do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cải Cúc là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Related Posts

Leave a Comment