Những thông tin cơ bản liên quan đến cá tầm

Khi nói đến loài cá tầm, người ta thường liên tưởng ngay đến hình ảnh của một loài cá sáng bóng, to lớn, và được coi là một biểu tượng của sự sung túc và may mắn trong văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, cá Tầm là loài động vật chứa những giá trị dinh dưỡng cực kì cao, với hàm lượng vitamin A, phot- pho và selenium dồi dào, không những tốt cho sức khỏe mà trong vai trò làm đẹp cá Tầm cũng đóng góp một yếu tố vô cùng quan trọng. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến cá tầm qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Nguồn gốc loài cá Tầm

Trước khi tìm hiểu về công dụng cũng như những lợi ích sức khỏe mà cá Tầm mang lại, trước hết chúng ta hãy sơ lược qua vài nét về nguồn gốc, môi trường sống, chế độ sinh sản… của loài cá này.

Nguồn gốc loài cá Tầm
Nguồn gốc loài cá Tầm

Cá tầm thuộc vào một chi cá có tên khoa học là Acipenser nằm trong số chi cá cổ nhất hiện nay vẫn còn tồn tại.

Được phát hiện lần đầu tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, nơi đây cũng được xem như là nguồn gốc của loài cá Tầm.

Tại Anh, người ta trọng dụng cá Tầm đến độ xem chúng như “loài cá hoàng gia” và “viên ngọc đen của thiên nhiên” như trong sắc lệnh của va Edward II.

Tại Việt Nam không phải khí hậu và thổ nhưỡng nơi đâu cũng có thể thích hợp nuôi được cá Tầm, chỉ có duy nhất Sapa và Lâm Đồng mới đủ điều kiện do được thiên nhiên ưu đãi phần thời tiết.

Môi trường cá Tầm sống ở đâu?

Cá Tầm thuộc loài sống và kiếm thức ăn ở tầng đáy do bản tính ưa lạnh, ngoài ra phải là nguồn nước sạch tự nhiên, có lượng oxi hòa tan cao thì chúng mới phát triển được đến giới hạn.

Nhiệt độ ưa chuộng là 18- 27 độ C, chủ yếu ăn các loài nhỏ hơn mình như: tôm, tép, trùng hương…

Môi trường cá Tầm sống ở đâu?
Môi trường cá Tầm sống ở đâu?

Tại Việt Nam, Sapa được ví von như một mảnh đất vàng để nuôi cá Tầm bởi mọi điều kiện tự nhiên. Nơi đây gần như được hội tụ bao gồm: thời tiết lạnh, nước sạch, hệ thống sông ngòi tự nhiên có nguồn thức ăn dồi dào…

Phần lớn cá Tấm sống chủ yếu ngoài biển khơi, tuy nhiên cứ theo chu kì hàng năm đến mùa đẻ trứng thì chúng lại quay ngược lại kênh rạch để đẻ trứng nhân giống.

Chỉ có một số ít giống cá tầm là sinh sống ở khu vực nước ngọt.

Đặc điểm hình dáng và kích thước cá Tầm

Đặc điểm hình dáng và kích thước cá Tầm
Đặc điểm hình dáng và kích thước cá Tầm

Cá Tầm có kích thước dài khoảng 2,5-3,5 m nhưng đó chỉ là kích cỡ trung bình của chúng bởi nếu xét về độ khổng lồ thì thậm chí còn có những chú cá Tầm to hơn.

Về cơ bản cũng như dòng họ của mình, cá Tầm có chiếc mõm hình nêm cong vút nhằm lùng sục lớp đáy bùn mềm để tìm nguồn thức ăn.

Về cơ bản màu sắc thông thường của chúng là trắng xám hoặc đen xám đặc biệt không có vảy mà thay vào đó là lớp da trơn nhẵn nhưng dày và phủ một lớp nhớt.

Thân cá thuông dài so với các loài cá khác rất dễ nhận biết, có râu ở phần mũi đồng thời đuôi cá chẻ đôi, dọc hai bên hong đều có vây không liền mạch.

Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm

Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm
Kỹ thuật nuôi cá tầm thương phẩm

Cá tầm được biết đến là loài sống ở xứ lạnh, vì vậy, để nuôi chúng ở quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam được xem là điều không hề đơn giản.

Vì vậy, để có được những chú cá tầm khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon,… bạn cần phải nắm vững những kiến thức sau đây:

Thiết kế bể nuôi cá tầm

Bể nuôi cá cần được xây dựng tại khu vực có nền đất chắc chắn, cao ráo, xa khu vực cống rãnh,… điều này giúp việc thay nước trở nên thuận tiện, đồng thời tránh làm cá bị nhiễm bệnh.

Bể nên xây theo hình chữ nhật hoặc hình tròn để tạo không gian bơi lội thoải mái cho cá.

Khác với loài cá khác, bể nuôi cá tầm có thể được xây hoàn toàn bằng xi măng hoặc bê tông. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý độ sâu của bể phải ít nhất từ 2 đến 2,5m để tránh việc cá bị thiếu Oxy.

Cá Tầm ăn gì

Với cá tầm, bạn có thể cho chúng ăn các loại sinh vật phù du, giáp xác nhỏ,….

Ngoài ra, nếu nuôi theo hình thức thương phẩm, bạn có thể cho cá sử dụng các loại thức ăn theo dạng viên, được chế biến từ các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Khi cho cá ăn, tùy thuộc vào nhiệt độ, bạn sẽ có được một chế độ phù hợp.

Vào thời điểm trời lạnh, bạn nên cho cá ăn khoảng 1 đến 2 lần mỗi ngày. Còn khi trời nắng nóng, bạn có thể tăng lên khoảng 3 đến 4 lần 1 ngày.

Bệnh thường gặp ở cá tầm

Bệnh của cá tầm thường xuất hiện trong quá trình vận chuyển hoặc chăn nuôi thiếu hợp lý. Có thể kể đến như: Bệnh nấm thủy mi, viêm đường ruột, rận cá,….

Vì vậy, trong quá trình vận chuyển, chăn nuôi, bạn tránh để cá bị trầy xước, đồng thời đảm bảo nguồn nước nuôi cá luôn đảm bảo.

Khi thấy cá có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần xử lý nhanh. Tránh để cá bị nặng hoặc lây lan ra cả đàn.

Các loài cá Tầm

Loài cá Tầm có tổng thảy 21 loài. Cá Tầm tiếng Anh có tên khoa học là Acipenser, phần lớn hiện này chúng bị xem là loài báo động ở mức nguy cấp, cần phải được bảo vệ.

Trong số 21 loài cá Tầm thì các loài sau đây phổ biến và quan trọng nhất:

Cá tầm thông thường

Acipenser sturio còn có tên gọi khác là cá Tầm châu Âu, cá tầm Đại Tây Dương( Cá Baltic). Sự xuất hiện của chúng có ở khắp mọi nơi của những vùng biển châu Âu và tất nhiên là trừ biển Đen.

Cá tầm Acipenser sturio
Cá tầm Acipenser sturio

Số lượng cá Tầm mà ngư dân Anh đánh bắt được đa phần đều thuộc loài này- Acipenser sturio. Phía Bắc Mỹ, chúng cũng xuất hiện dày đặt chứ không hề khan hiếm.

Acipenser sturio có kích thước lớn, chiều dài có thể lên đến 4m. Việc đánh bắt Acipenser sturio diễn ra ở dạng đơn lẻ nên hiệu quả về kinh tế mà chúng mang lại không thể nào sánh bằng quá trình đánh bắt cá theo bầy đàn.

Tùy theo độ tuổi mà Acipenser sturio có hình dáng mũi thay đổi khác biệt. Những con càng già mũi càng cùn và ngắn hơn.

Dòng cá tầm có tất cả 11 tấm xương dọc theo lưng và 30 dọc theo hong. Ở châu Âu ngày nay, đánh bắt cá Tầm đều có chừng mực không để chúng rơi vào tình trạng suy kiệt.

Cá tầm sao

Loài cá tầm sao này thường xuất hiện tại những con sông chảy ra biển Đen. Để phân biệt với những con cá Tầm khác, bạn có thể nhìn vào chiếc mõm dài và nhọn, chỉ có một râu và không tua.

Acipenser stellatus
Acipenser stellatus

So với những loài đã kể ở trên thì Acipenser stellatus có kích thước bé hơn gần như một nửa. Tuy vậy giá trị mà chúng mang lại không hề thua kém, thậm chí thịt và trứng của chúng còn được đánh giá cao hơn. Mỗi năm, người ta đánh bắt được khoảng 1 triệu con Acipenser stellatus.

Cá tầm hồ

Theo các chuyên gia ngư học vùng Bắc Mĩ thì Acipenser rubicundus và Acipenser maculosus là cùng một loài.

Trong những năm trở lại đây, lợi nhuận mà Acipenser rubicundus mang lại không hề đơn giản, chúng trở thành khách thể của ngành công nghiệp với giá trị dồi dào.

 Cá tầm Acipenser rubicundus
Cá tầm Acipenser rubicundus

Trên hồ Michigan và hồ Erie là 2 nơi tiêu biểu thu được nguồn lợi dồi dào nhất.

Thịt của Acipenser rubicundus sau khi được làm sạch và thái nhỏ sẽ mang đi hun khói. Những bộ phận còn lại không thái thịt được thì dùng vào việc lấy dầu, phần trứng thì gần như tất cả được chuyển sang châu Âu.

Cá Tầm làm món gì ngon?

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt cá dai, tươi, ngon nên cá Tầm được người ta nấu thành nhiều món ăn đa dạng và vô cùng phong phú.

Đối với những thực khách sành ăn cá biển thì không lạ gì các món đặc sản từ cá Tầm bởi mùi thơm và hương vị khiến người ta ấn tượng sâu sắc.

Lẩu cá Tầm Việt Nam

Để thực hiện món ăn này vô cùng đơn giản.

  • Đầu tiên, để làm sạch cá, bạn dùng bột mì thoa dọc thân của chúng để loại bỏ nhớt
  • Tiếp đến rửa thật kĩ dưới vòi nước, bỏ các phần vi, mang, ruột cá cho sạch sẽ.
  • Cắt cá thành từng khoanh nhỏ sao cho vừa ăn đặt lên đĩa
  • Phần này sẽ chờ nước lẩu sôi mới đưa vào nấu chín chờ ăn.
  • Đầu cá và đuôi cá chừa lại dành nấu nước lẩu để thêm đậm đà mùi vị.
  • Cho phần nước lẩu đun sôi đã nêm nếm vừa ăn.
Lẩu cá Tầm Việt Nam
Lẩu cá Tầm Việt Nam

Nếu không có những thành phần thực khách kén ăn bạn có thể cho thêm hành tây vào ở giai đoạn cuối cùng để tăng phần mùi thơm của nước dùng.

Song song công đoạn này, bạn hãy bắt tiếp một chiếc chảo khác đặt lên bếp chấy tỏi vàng đều. Cho đầu cá và đuôi cá vào cùng gia vị nêm nếm.

Khi cá đã chín thì mang chúng hòa chung với nồi nước lẩu ban đầu.

Thả thêm vào nồi: cà chua cắt làm bốn, hành tây chẻ núi cao, cắt chanh 3 trái, ít cần tàu để lấy mùi thơm, đun soi chin cá là được.

Lưu ý là trong quá trình nấu ăn chỉ nên đun lửa liu riu để có thể vớt được hết bọt đồng thời thịt cá có thể chín đồng đều, kịp ngấm gia vị.

Lửa to sẽ khiến cá tanh, gia vị không đủ thời gian ngấm.
Công đoạn cuối cùng của món ăn này chính là chuẩn bị cho phần nước chấm.
Điều này tùy theo sở thích của từng người nhưng thông thường nước mắm chanh tỏi ớt luôn là sự lựa chọn của đại đa số thực khách.
Bí quyết trong phần này chính là tỏi với ớt bạn nên giã nhuyễn thay vì băm nhuyễn, giã sẽ giúp ớt cũng như tỏi tiết ra mùi vị nồng nàn, ngon hơn.

Cá Tầm nấu canh chua

Để thực hiện món cá Tầm nấu canh chua, đầu tiên bạn cũng cần phải sơ chế tương tự như ở trên rồi để vào rỗ cho khô ráo.

Măng chua đem rửa sạch, thái thành miếng nhỏ vừa ăn, nên luộc sơ qua trước khi cho măng vào nồi nấu trực tiếp với cá, lúc luộc lưu ý phải cho thêm chút muối vào.

Khi măng đã chín thì mang rửa lại với nước sạch. Công đoạn này nhằm mục đích giảm tính độc và đắng vốn có ở măng.

Dứa sau khi gọt vỏ thì đem rửa sạch thái thành từng mảnh nhỏ, cà chua, tỏi, hành tím… cùng các nguyên liệu khác cũng làm tương tự. Bấy giờ chúng ta sẽ bắt tay vào công đoạn quan trọng nhất.

Cho một ít dầu vào nồi để chúng nóng lên, bỏ tỏi vào cháy vàng, phi thơm rồi cho măng, dứa, cà chua vào cùng lúc xào lên.

Cá Tầm nấu canh chua
Cá Tầm nấu canh chua

Nêm nếm gia vị vừa ăn trong trạng thái lửa nhỏ.

Cảm nhận thức ăn đã chín cùng gia vị vừa miệng thì bạn bắt đầu cho thêm nước vào ngập phần nguyên liệu trong nồi, ước lượng số người dùng mà cân đối chừng mực.

Khi nước trong nồi sôi lại lần 2 thì cho cá Tầm vào nấu khoảng thêm 20 phút nữa.

Hạ lửa nhỏ đợi lúc nước trong nồi sôi thêm lần 3 thì tắt bếp. lúc này măng và cá đều có màu trắng là được.

Bạn đổ nước canh ra bát to rồi rắc thê chút hành tía tô để trang trí thêm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Món ăn này dù ăn kèm với cơm hay bún đều cũng rất ngon miệng

Cá Tầm kho

Cá Tầm kho
Cá Tầm kho

Đầu tiên cá bạn mang làm sạch, cắt khúc vừa ăn, ướp với cá gia vị mắm muối, bột ngọt, tiêu, hạt nêm… ít nhất nửa tiếng để cho gia vị ngấm.

Bạn có thể cho đường vào chảo để thắng nước màu hoặc là mua nước màu có sẳn ở các tiệm tạp hóa.

Để lửa to và cho hỗn hợp cá đã ướp vào nồi trong mấy phút đầu, tiếp theo khi cá đã săn lại thì trở mặt của chúng.

Để nhỏ lửa, cho thêm nước ấm, nước mắm, đường, nêm nếm vừa phải vì khi cá kho xong sẽ đậm đà hơn.

Khi thân hình cá đổi màu thành màu nâu đất, đồng thời lượng nước trong nồi cạn gần thì bạn đổ ít mỡ đã phi vàng lên thân cá và rắc tiêu lên trên.

Tiếp đó đổ ra đĩa và gọi mọi người ra cùng thưởng thức.

Cá tầm nướng riềng mẻ

Mặc dù nhiều thực khách đã khá quen thuộc với món cá Tầm là nguyên liệu chế biến nhưng nướng riềng mè thì đại đa số mọi người vẫn còn cảm thấy xa lạ, chưa có cơ hội được thưởng thức.

Cũng hoàn toàn không ngờ đến rằng, cá Tầm cũng có thể được chế biến theo cách này.

Về cơ bản, cũng giống như những loại thịt cá khác. Khi nướng riềng mè cá Tầm sẽ mang tới cho thực khách hương vị cay cay tê tê nơi đầu lưỡi kèm cảm giác dai sần sật vô cùng thích tú và đặc biệt.

Cá tầm nướng riềng mẻ
Cá tầm nướng riềng mẻ

Đầu tiên cá Tầm bạn làm sạch, rửa kĩ dưới vòi nước và loại bỏ nhớt.

Khứa những vết khứa sâu vào thịt trên mỗi khoanh cá, nhanh chóng tẩm đều cá gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, riềng mè và dùng tay trộn đều rồi chờ cho chúng ngấm vào thịt.

Chuẩn bị lò than và vỉ để nướng thịt cá.

Lưu ý rằng: trước khi cho cá lên vỉ thì nên bôi một lớp dầu quét qua vỉ để thuận tiện trong quá trình nướng, thịt cá không bị bết dính mất đi tính thẩm mỹ.

Ở bước cuối cùng bạn chỉ cần cho cá lên vỉ, vỉ cách mặt than một khoảng cách tương đối khoảng 35 cm, cứ 2- 3 phút thì trở mình cá để 2 mặt chín đều.

Khi mùi thơm bốc lên và cá đã chín thì bạn chỉ cần đặt lên dĩa và thưởng thức.

Xem thêm: Nấm mối và những thông tin cần biết về loại nấm mối

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá tầm do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá tầm không chỉ là một loài cá cảnh đẹp, mà còn là một nguồn thực phẩm quý giá với nhiều lợi ích cho sức khỏe và đời sống con người. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cá tầm bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *