Sứa hay sưa sứa là 1 lớp nhuyễn thể, thân mềm, sống ở môi trường nước, thuộc giới động vật, ngành Thích ty bào. Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về sứa qua bài viết dưới đây nhé!
Sứa là gì ?
Sứa là loại động vật thân mềm, là lớp nhuyễn thể, sống ở môi trường nước, có khả năng di chuyển dưới nước khi co bóp dù và đẩy nước qua lỗ miệng, đồng thời tiến về phía ngược lại.
Sứa không chỉ được chế biến nhiều món ăn ngon mà còn được dùng trong nhiều bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trung bình trong 100 gram sứa, gồm có:
- Chất đạm: 12.3 gram.
- Chất béo: 0.1 gram.
- Chất đường: 3.9 gram.
- Canxi (182 mg), sắt (9.5 mg), I-ốt (132 mg), nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng khác (phốt – pho, selen, magie,…).
Công dụng của việc ăn sứa
Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể: nhiều protein (chất đạm), chất chống oxy hóa và một số khoáng chất quan trọng khác.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: do sứa có chứa nhiều axit béo omega 3 và omega 6.
Bảo vệ tế bào cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa (là cơ thể không trung hòa được các gốc tự do gây nên sự lão hóa và bệnh tật): do chứa hàm lượng selenium (là chất selen, có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư) nhiều.
Hỗ trợ trí nhớ: vì sứa chứa hàm lượng Choline (là chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B), có chức năng tổng hợp DNA, hỗ trợ hệ thần kinh và sản xuất chất béo cho màng tế bào, giúp não xử lý thông tin tốt và nhớ lâu hơn.
Giúp da tươi trẻ: do sứa chứa nhiều collagen nên hỗ trợ tốt trong việc đẩy lùi quá trình lão hóa của tế bào.
Chữa chứng huyết ứ gây nhiệt nổi mụn, ho đàm, táo bón, nhức mỏi,….
Cách sơ chế sứa không tanh, sạch, an toàn
Cách lựa sứa ngon
Nếu mua sứa tươi, hãy chọn thịt sứa dày có màu phớt hồng, có phấn như muối, không bị nhũn nát, không chảy nước và không bị dính bết.
Nếu mua sứa đông lạnh hoặc sứa khô, thì hãy nắm rõ nguồn gốc, hạn sử dụng cũng như thông tin nhà sản xuất.
Không nên tự đánh bắt sứa rồi tự chế biến mà không có kiến thức để xử lý các chất độc có trong sứa.
Sơ chế sứa tươi
Bước 1: Sau khi mua sứa tươi ở biển về, rửa sạch, mổ ra để loại bỏ các chất độc có trong nang trâm ban của sứa.
Bước 2: Cắt sứa ra từng miếng vừa phải, rửa sạch cho hết nhớt, rồi mang đi ngâm trong chậu nước muối có pha thêm phèn chua. Mục đích của việc làm này là để giữ nước trong thân sứa, không bị teo tóp.
Lưu ý:
Trong quá trình ngâm, bạn nên thay nước khoảng 3 lần. Với nước thay mới thì vẫn cho muối và đường phèn tương tự.
Theo cách sơ chế sứa truyền thống, được người dân cũng hay áp dụng, đó là ngâm sứa vào nước lá lăng, lá ổi, vỏ sú vẹt và củ nâu, để tránh cho sứa bị tan vữa, thay vì ngâm vào phèn chua.
Cắt sứa ra từng miếng vừa phải, rửa sạch cho hết nhớt
Bước 3: Khi thịt sứa chuyển sang màu đỏ (hoặc vàng nhạt), lấy ra rồi ngâm lại vào nước lạnh để loại bỏ bớt muối.
Bước 4: Thái sứa từng lát vừa ăn, rửa bằng nước đun sôi để nguội, hoặc có thể ngâm qua nước gừng, trước khi chế biến
Sơ chế sứa khô
Bước 1: Cần xả rửa qua nước sạch nhiều lần, để loại bỏ bớt các hóa chất cũng như độ mặn của muối trong quá trình bảo quản.
Bước 2: Nên ngâm sứa trong nước khoảng 30 phút.
Bước 3: Chần sơ sứa trong nồi nước sôi (khoảng 80 độ C) để ráo trước khi chế biến.
Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạng
Thể nhẹ
Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng trong trường hợp này.
Thể tối cấp
Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt.
Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.
Thể cấp hay bán cấp
Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu.
Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.
Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống,
Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.
Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.
Ngoài ra, khi bạn ăn sứa đã được ép khô, loại này thường được bán nhiều trong các cửa hàng hay siêu thị, tốt hơn hết bạn cũng nên rửa thật sạch trước khi chế biến. Cách làm này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn.
Những loài sứa độc nhất thế giới
Sứa box (sứa hộp)
Loài sứa này được xếp là loài sứa độc nhất cũng như là một trong số những sinh vật biển nguy hiểm nhất thế giới. Sứa hộp có 24 xúc tu, mỗi xúc tu có thể dài 3 m, mỗi xúc tu chứa hơn 5.000 tế bào đốt. Mỗi xúc tu có độc tố đủ giết chết 60 người.
Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang.
Độc tính của sứa box mạnh tới nỗi chỉ một lượng nhỏ cũng tác động lên tim và hệ thần kinh, có thể khiến tim ngừng đập trong vòng vài phút. Người trúng nọc độc của sứa box nếu không được điều trị khẩn cấp rất khó qua khỏi.
Sứa Lion’s Mane (sứa bờm sư tử)
Đây là loài sứa biển khổng lồ, thường xuất hiện ở Bắc Cực và phía bắc Đại Tây Dương. Sứa bờm sư tử có đường kính khoảng 2,4m, xúc tu của chúng có thể vươn xa hơn 30m.
Bên ngoài trông chúng như một loài sinh vật kỳ quái. Bên trong, loài sứa này chứa nọc độc mạnh tới nỗi có thể khiến nạn nhân bị chuột rút ngay sau khi tiếp xúc.
Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang
Sứa Irukandji
Đây là loài sứa có họ hàng với sứa box nhưng kích thước nhỏ hơn, chỉ bằng hạt lạc khoảng 2,5 cm, màu trong suốt. Nọc độc của sứa Irukandji mạnh hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang, nhẹ nhàng tấn công cơ thể mà nạn nhân không hề hay biết.
Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang.
Loài sứa có kích thước rất nhỏ nhưng chứa nọc độc mạnh gấp 100 lần nọc độc rắn hổ mang.
Các xúc tu lẫn vỏ ngoài của chúng đều có thể chích người. Nạn nhân xuất hiện các triệu chứng nôn, đau đầu, tim đập loạn nhịp và huyết áp tăng cao được gọi là “triệu chứng Irukandji”, nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị phù phổi, ngưng tim sau vài giờ.
Portuguese man o’war (sứa kẻ gây chiến)
Đây là một loài sứa ăn thịt, nói đúng hơn chúng là một tập hợp cộng sinh chứa nọc độc vào loại nguy hiểm nhất thế giới. Những xúc tu tỏa sáng đẹp mắt trong đêm nhưng để dụ dỗ và quấn chặt con mồi.
Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang.
Vết đốt do xúc tu của loài sứa này để lại trên da trông giống như những vết lằn roi. Chúng khiến nạn nhân đau đớn nhiều ngày, gây sốt và choáng, khiến ngưng tìim, ngưng phổi dẫn tới tử vong.
Sứa tầm ma biển
Loài sứa có tên Sea Netle còn được gọi là sứa tầm ma biển vì hình dạng cơ thể chúng giống cây tầm ma. Loài sứa này được tìm thấy nhiều ở khu vực Vịnh Chesapeake thuộc bờ viễn Đông Hoa Kỳ.
Khám phá 5 loài sứa độc nhất thế giới, có loài độc gấp 100 lần rắn hổ mang
Mỗi con sứa biển tầm ma có 24 xúc tu, mỗi xúc tu dài trung bình 1,8m. Nọc độc của chúng không đủ mạnh để giết người nhưng vẫn gây đau đớn hết sức khó chịu.
Xem thêm: Những món ăn ngon được chế biến tử sò có thể bạn chưa biết ?
Những sự thật về loài sứa
Kết
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến loài sứa do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Sứa đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển và đang phải đối mặt với một số mối đe dọa. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về loài sứa bạn nhé!