Những thông tin cơ bản liên quan đến cá kiếm

by Khuyen Nong Bao
Đặc điểm hình thái, sinh học của cá kiếm

Cá kiếm hay cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với mỏ dài và phẳng, ngược lại với mỏ tròn và trơn nhẵn của các loài cá maclin. Nó là một loại cá thể thao phổ biến, cho dù hơi khó bắt. Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về cá kiếm qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Cá kiếm là gì?

Tên gọi khoa học của cá kiếm là do nó có mỏ nhọn, trông tựa như một thanh kiếm mà nó sử dụng như một loại vũ khí để xiên con mồi cũng như để bảo vệ nó khỏi một số ít các kẻ thù tự nhiên. Cá Kiếm có mỏ nhọn, trông tựa như một thanh kiếm mà nó sử dụng như một loại vũ khí để xiên con mồi cũng như để bảo vệ nó khỏi một số ít các kẻ thù tự nhiên. Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy. Kích thước tối đa là 4,3 m và 536 kg.

Cá kiếm là gì?

Cá kiếm là gì?

Với tuổi đời 15 triệu năm, cá Kiếm là loại siêu tiến hóa, trong tự nhiên, nó bơi nhanh như xe hơi, vận tốc lên tới 80km/h. Nhưng vũ khí đáng sợ nhất là mũi nhọn như kiếm của nó. Lưỡi kiếm như răng cưa là khúc xương hàm mở rộng, đầu nhọn, lưỡi ngửa dẹt như mỏ chim rất sắc bén. Cá kiếm không hề có răng, chúng săn mồi hoàn toàn bằng lưỡi kiếm của mình: Chúng bơi vào 1 đàn cá, lùa kiếm sang hai bên, lũ cá có thể bị đâm và bị thương, khi đó cá kiếm chậm lại và thong thả ăn con mồi. Thanh kiếm lại trở thành vũ khí đầy uy lực khi kẻ săn mồi này trở thành con mồi.

Phân bổ

Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới, trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, giữa các vĩ độ khoảng 45° vĩ bắc và 45° vĩ nam. Chúng có xu hướng tập trung tại các khu vực mà các dòng hải lưu chính gặp nhau, và dọc theo các dải nhiệt độ. Chúng sinh sống trong các vùng nước bề mặt hỗn hợp với nhiệt độ trên 15 °C nhưng cũng có thể di chuyển và săn mồi tại các vùng nước lạnh tới 5 °C trong một khoảng thời gian ngắn, với sự trợ giúp của các cơ quan trao đổi nhiệt thích nghi đặc biệt, có khả năng làm tăng nhiệt độ của não và mắt của chúng lên tới hơn 10–15 °C.

Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới

Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới

Các khu vực với sự đông đúc lớn là phía bắc Hawaii, dọc theo khu vực chuyển tiếp ở bắc Thái Bình Dương, dọc theo bờ biển phía tây Hoa Kỳ và México cũng như ở miền tây Thái Bình Dương, phía đông Nhật Bản. Các kiểu di cư vẫn chưa được mô tả rõ mặc dù các dữ liệu thu được từ các cá thể có gắn thẻ chỉ ra rằng có chuyển động về phía đông từ khu vực trung tâm Thái Bình Dương và phía bắc Hawaii về phía bờ biển phía tây Hoa Kỳ. Các theo dõi dấu vết bằng âm thanh chỉ ra một số chuyển động ở các độ sâu lớn hơn trong thời gian ban ngày và chuyển động ở các lớp nước hỗn hợp bề mặt vào thời gian ban đêm. Dường như trong các thời gian này chúng đi theo các lớp phân tán sâu hay các con mồi nhỏ, do đó chúng thực hiện các chuyển động theo chiều dọc này.

Sinh sản

Cá kiếm cái thường lớn hơn cá kiếm đực, do ít khi bắt được cá đực nặng trên 135 kg (300 pao). Cá cái đạt độ trưởng thành sinh dục vào khoảng 4-5 năm tuổi ở tây bắc Thái Bình Dương trong khi cá đực trưởng thành ở độ tuổi 3-4 năm. Cá kiếm được quan sát thấy có đẻ trứng tại Đại Tây Dương, trong các vùng nước không sâu quá 75 m (250 ft).

Các ước tính sai lệch nhau đáng kể, nhưng cá kiếm cái có thể mang từ 1 triệu tới 29 triệu trứng trong cơ quan sinh dục của chúng. Các con đực và cái đơn lẻ kết hợp thành cặp trong mùa đẻ trứng.

Sinh sản ở cá kiếm

Sinh sản ở cá kiếm

Tại bắc Thái Bình Dương, việc sinh đẻ diễn ra tập thể trong các vùng nước có nhiệt độ trên 24 °C từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm và diễn ra quanh năm ở khu vực ven xích đạo. Việc sinh sản diễn ra quanh năm tại các khu vực như biển Caribe, vịnh Mexico, bờ biển Florida và các vùng nước ấm khác ven xích đạo, trong khi chỉ diễn ra vào mùa xuân và mùa hè trong các khu vực lạnh hơn. Khu vực được ghi nhận diễn ra hoạt động sinh đẻ lớn nhất là Địa Trung Hải, ngoài khơi Italy. Đỉnh cao của sinh sản tại khu vực này diễn ra vào tháng 7 và tháng 8, khi người ta thấy các con đực săn đuổi các con cái. Trứng của chúng thuộc loại nổi trên bề mặt, đường kính khoảng 1,6-1,8 mm.

Quá trình phát triển trong phôi diễn ra trong phạm vi 2 ½ ngày sau khi được thụ tinh. Là thành viên duy nhất trong họ này, cá kiếm có kiểu hình dáng của cá bột độc đáo duy nhất. Các con cá bột dài khoảng 4 mm khi mới nở và sống gần bề mặt. Ở giai đoạn này, thân thể của chúng được tô màu nhạt. Mõm tương đối ngắn và thân hình có các vảy có gai phân biệt. Khi lớn dần lên thì thân hình của chúng thu hẹp lại.

Khi đạt kích thước dài khoảng 12 mm thì mỏ bắt đầu dài ra và thấy được, nhưng cả hai phần trên dưới vẫn bằng nhau. Vây lưng chạy dọc theo chiều dài của thân. Khi lớn hơn nữa, phần mỏ trên phát triển nhanh hơn phần mỏ dưới, cuối cùng tạo ra mỏ trên kéo dài đặc trưng. Các mẫu thu được có độ dài thân khoảng 23 cm (9 inch) có vây lưng kéo dài trên toàn bộ thân. Khi lớn hơn nữa, vây lưng phát triển một thùy lớn, tiếp theo là một đoạn ngắn vẫn đạt tới cuống đuôi. Khi đạt kích thước dài khoảng 52 cm (20 inch) thì vây lưng thứ hai xuất hiện và khi đạt tới kích thước 150 cm (60 inch) thì vây lưng thứ nhất chỉ còn phần thùy lớn là còn tồn tại.

Đặc điểm hình thái, sinh học của cá kiếm

Một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với mỏ dài và phẳng, ngược lại với mỏ tròn và trơn nhẵn của các loài . Nó là một loại cá thể thao phổ biến, cho dù hơi khó bắt. Cá kiếm có thân hình tròn và thuôn dài, khi trưởng thành mất hết toàn bộ răng và vảy.

Đặc điểm hình thái, sinh học của cá kiếm

Đặc điểm hình thái, sinh học của cá kiếm

Thức ăn cho cá kiếm trưởng thành bao gồm các loại cá sống ngoài biển khơi, như các loại cá ngừ, cá nục heo, cá nhồng, cá chuồn, cá thu, cũng như các loài sinh vật sống ở đáy như cá meluc và cá quân. Mực cũng là thức ăn quan trọng khi có thể. Cá kiếm có lẽ có rất ít kẻ thù tự nhiên khi trưởng thành nhưng cá kiếm non lại dễ thương tổn do bị các loài cá sống ngoài biển khơi khác săn bắt.

Cá kiếm phân bổ trong mọi hệ sinh thái của đại dương thế giới, trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

Các loại cá kiếm

Cá cờ kiếm

Cá cờ kiếm

Cá cờ kiếm

Thường được xem là cá giống thịt nhất trong số cá loài cá. Thịt cá có hàm lượng mỡ cao, cơ thịt dày như thịt, và vị ngọt nhẹ. Hương vị của nó rất mạnh cho phép sử dụng nhiều loại gia vị khác trong chế biến. Chúng thích hợp để kho với dầu ô liu, nướng, chiên và nướng bằng lò, hoặc xông khói.

Cá cờ Ấn Độ

Cá cờ Ấn Độ

Cá cờ Ấn Độ

Loài cá cờ này có hàm lượng chất béo cao, hàm lượng nước thấp, cơ thịt trung bình đến chắc. Cá cờ lớn hay nhỏ đều ăn ngon, mặc dù hàm lượng thủy ngân hơi cao trong thịt làm giảm khả năng marketing thương mại cho chúng.

Giá trị dinh dưỡng của cá kiếm

Cá kiếm là thực phẩm ít chất béo, chứa nhiều Omega-3, giàu dưỡng chất và vitamin, khoáng chất, DHA tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Ăn cá cờ thưởng xuyên giảm nguy cơ đột quỵ, điều hòa huyết áp, sức đề kháng tốt và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm chứng mất trí nhớ ở người già… Và còn là thực phẩm giảm cân hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng của cá kiếm

Giá trị dinh dưỡng của cá kiếm

Cá kiếm là thực phẩm có chất lượng, chứa nhiều dưỡng chất. Thịt trắng phau, không tanh, khi ăn có vị ngọt, dai như thịt gà rất ngon. Có thể chế biến rất nhiều món như: Nướng, chiên, sốt cà chua, đặc biệt là canh chua cá Cờ, chà bông cho bé..

Thông tin về dinh dưỡng ( cho 100 gam thịt cá cờ )

  • Caloriy : 122
  • Protein : 19.4 g
  • Cholesterol : 180 mg
  • Sodium : 102 g
  • Chất béo : 7.7 g
  • Chất béo bão hòa : 33% chất béo
  • Omega-3, EPA : 371 mg
  • Omega-3, DHA : 541 mg
  • Omega-6, AA : 423 mg

Món ăn từ cá kiếm

Cá cờ kiếm nướng xiêm que

Nguyên liệu:

  • 2 củ hành tây, cắt làm tư.
  • 2 quả ớt tây màu đỏ & xanh cắt làm tư và bỏ hạt.
  • 20 miếng cá Cờ Kiếm cắt khối (650 – 750gr).
  • 75ml dầu oliu.
  • Tỏi nghiền nát.
  • Nhúm lớn của rau kinh giới (Oregano) khô.
  • Muối & hạt tiêu đen.
  • Chanh cắt lát để trang trí.
  • Xiên kim loại dài.
Cá cờ kiếm nướng xiêm que

Cá cờ kiếm nướng xiêm que

Cách thực hiện:

  • Làm nướt sốt: Trộn dầu Oliu, tỏi, rau Oregano, muối & hạt tiêu trong một bát nhỏ. Đánh đều.
  • Tách hành tây thành từng miếng với 2 hoặc 3 lớp.
  • Cắt ớt kích thước tương tự như hành tây.
  • Xiên 5 miếng cá kiếm trên từng xiên kim loại xen kẽ với hành tây & ớt tây với các màu khác nhau.
  • Bỏ vào đĩa & phết hỗn hợp nước sốt lên tất cả các mặt của cá & rau quả .
  • Để khoảng 1 giờ ở một nơi mát mẻ cho thấm gia vị.
  • Nướng trên khay nướng, cho lửa vừa phải để cá khỏi bị cháy.
  • Nướng trong khoảng 10 phút, chuyển sang tất cả các mặt bên cho đến khi cá chín, hành tây & ớt được nấu chín.
  • Thỉnh thoảng phết thêm nước sốt lên cá để tăng cường hương vị.

Cá cờ kiếm nướng 3 nắng

Nguyên liệu:

  • 500gr cá kiếm Vua biển
  • 1 muỗng canh dầu ôliu nguyên chất
  • 1 muỗng canh. hẹ băm nhỏ
  • 0.50 muỗng cà phê muối biển thô
  • 0.50 muỗng cà phê hạt tiêu vừa mới nghiền
  • 10gr lá húng quế băm nhỏ
  • 1 quả cam vàng
Cá cờ kiếm nướng 3 nắng

Cá cờ kiếm nướng 3 nắng

Cách thực hiện:

  • Cá kiếm xả đông rồi đem ướp muối, tiêu, hẹ băm, húng quế, dầu Olive, và nước cam trong thố. Đem cất tủ mát khoảng 30p trước khi nướng cho ngấm gia vị.
  • Nướng cá trên vỉ nhiệt độ ngoài trời, thời gian nướng khoảng 10p ( khi bỏ cá ra nướng nhớ gạt bỏ hết gia vị lúc ướp cá ra, tránh khi nướng sẽ bị cháy ). Ăn kèm với salad rau quả cà chua bi, đậu ve, rau nhà lá vườn.

Xem thêm: Những món ăn ngon được chế biến từ tôm tích có thể bạn chưa biết?

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá kiếm do baokhuyennong.com đã toongt hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá kiếm là một loài cá tuyệt vời với nhiều đặc điểm độc đáo. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển và là nguồn thực phẩm quý giá cho con người. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cá kiếm bạn nhé!

Related Posts

Leave a Comment