Cá Điêu Hồng hay còn gọi là cá Diêu Hồng sống trong môi trường nước ngọt. Cá Điêu Hồng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lành tính, thịt trắng thơm. Được nuôi nhiều ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để hiểu rỏ hơn về loài cá này BaoKhuyenNong sẽ chia sẻ tất cả thông tin về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng hiệu quả cao.
Nguồn gốc của cá Điêu Hồng
Cá Điêu Hồng có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1990, chúng được nhập từ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) về Việt Nam và được nuôi thử nghiệm. Từ năm 1997 đã bắt đầu nuôi thương phẩm cá điêu hồng và hiện nay nhiều địa phương đã nuôi thâm canh trong ao, trong lồng hoặc nuôi quảng canh đối tượng có giá trị kinh tế này.
Đặc điểm sinh học của cá Điêu Hồng
Hình thái bên ngoài
Toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc vàng đậm; một số khác có vài đám vảy màu đen xen lẫn với màu hồng trên thân
Thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên. Đầu ngắn, miệng rộng hướng ngang. Hai hàm dài bằng nhau, môi trên dày. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn, khoảng cách 2 mắt rộng. Vây ngực nhọn, dài, mềm. Vây bụng to, cứng, chưa tới lỗ hậu môn.
Cá Diêu Hồng đực và cái phân biệt với nhau bởi hình thái ngoài và lỗ huyệt. Cá đực có đầu to và nhô cao; vây lưng và vây đuôi có màu hồng hoặc hơi đỏ; có 2 lỗ huyệt gồm lỗ niệu sinh dục (với đầu thoát dạng lồi, hình nón dài và nhọn) và lỗ hậu môn; trong khi cá cái có đầu nhỏ và hàm dưới trễ; vây lưng và vây đuôi màu tím nhạt; có 3 lỗ huyệt gồm lỗ niệu, lỗ sinh dục (dạng tròn, hơi lồi, không nhọn như cá đực) và lỗ hậu môn;
Sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, lợ, thích hợp với nguồn nước có độ pH khoảng 6,2-7,5 và nhiệt độ là 25-350C, khả năng chịu phèn kém, tuy nhiên lại có thể thích nghi trong môi trường nhiễm mặn nhẹ từ 5-12%o
Chịu nhiệt kém, nước dưới 180C cá ăn kém, chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh; thậm chí có thể chết vì rét khi nhiệt độ nước vào khoảng 11-120C
Cá Diêu Hồng sinh trưởng nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi cũng như cách chăm sóc. Một con cá Diêu Hồng sinh trưởng tốt sẽ đạt cân nặng cỡ thương phẩm khoảng từ 400-500g trở lên chỉ sau 5-6 tháng nuôi.
Tập tính sống
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, nước lợ và cả ở vùng nước có độ mặn từ 5 -12%o, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 35°C. Cá có thể sống trong mọi tầng nước, chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp và pH từ 5 – 11, thích hợp nhất là 6,5 – 7,5. Tuy nhiên, cá kém chịu đựng với nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ nước dưới 18°C, cá ăn kém dần, chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiệt độ nước 11 – 12°C và kéo dàỉ nhiều ngày, cá sẽ chết vì rét.
Thức ăn
Cá điêu hồng là loài ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, chúng cũng ăn ấu trùng các loại côn trùng động vật thủy sinh, các phế phụ phẩm khác và thức ăn công nghiệp dạng viên.
Do ăn tạp nên việc nuôi thâm canh cá điêu hồng đạt năng suất cao khá thuận lợi vì có thế tận dụng phế phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản hoặc lò giết mổ gia súc để chế biến thành thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, do nuôi mật độ cao trong lồng nên cần cho cá ăn thức ăn dạng viên nổi để dễ dàng theo dõi cá ăn, kiểm soát lượng thức ăn thừa, hạn chế thất thoát thức ăn và quản lý chất lượng môi trường nuôi.
Sinh trưởng và sinh sản
Cá lớn nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi; chăm sóc. Khi nuôi trong lồng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ hao hụt thấp, đạt cỡ thương phẩm (400 – 500 g trở lên) chi sau 5-6 tháng nuôi.
Cá đẻ nhiều lần trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc, cá ngừng đẻ khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Đặc điểm sinh sản của cá giống như các loài cá rô phi khác. Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng và cá cái ngậm ấp trứng trong miệng. Ở nhiệt độ 30°C, trứng cá nở sau 4 – 6 ngày ấp. Thời gian ngậm cá con có thể từ 3 – 4 ngày, sau đó cá con chui ra khỏi miệng cá mẹ. Khi hết cá con trong miệng, cá mẹ mới đi kiếm ăn và tham gia vào đợt đẻ mới.
Kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng hiệu quả cao
Chuẩn bị ao nuôi
- Ao tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy
- Dùng 10-15 kg vôi bột/100m2 để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng 2 – 3 ngày
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc rác
- Gây màu nước bằng phân chuồng ủ hoai: 80-100 kg/100 m2 hoặc phân đạm, lân đến 5-6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào nuôi.
Thả giống
- Phải chọn cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh, không bị xây xát, không bị bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều, nhanh nhẹn phản ứng tốt với các tác động xung quanh.
- Mật độ thả: 3 con/m2
- Thời vụ thả: cuối tháng 5-6
Thức ăn
- Cá ăn các loại thức ăn tinh: bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám
- Các loại thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng, cá, bèo tấm, rau thái nhỏ
- Các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun ốc đã xay nhỏ và các loại phế phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò….)
- Ngoài thức có điều kiện cho ăn thêm thức ăn công nghiệp.
Cách cho ăn
Thức ăn công nghiệp: Dùng loại thức ăn có độ đạm 25- 30%. Lượng thứ ăn: 4-5% trọng lượng cá. Ngày lần (sáng, chiều)
Thức ăn tự chế biến:
- Tháng đầu: 30% cám gạo + 70% cá, xay nhuyễn nấu chín cho ăn tập trung vào sàng ăn để dễ kiểm soát hàm lượng thức ăn. Cho ăn ngày 02 lần. Liều lượng 7% trọng lượng thân
- Tháng thứ 02: 40% cám gạo + 60% cá xay nhuyễn nấu chín, rải quanh bờ ao. Với 6% trọng lượng thân
- Tháng thứ 03 trở lên: 50% cám gạo + 50% cá, xay nhuyễn, nấu chín vắt cục rải thức ăn quanh ao. Lượng thức ăn 5 – 4 – 3 % trọng lượng thân.
- Ngoài ra bổ sung thêm rau, cỏ, bèo các loại .. cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.
Chăm sóc và thu hoạch
- Cá rô phi là loại phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn phải đều đặn, đủ số lượng và chất lượng
- Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất
- Thay nước: khi ao nước quá bẩn, mỗi lần thay từ 1/3 – 2/3 lượng nước trong ao
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường của ao nuôi cá: nhiệt độ, ôxy, pH, độ trong…để có kế hoạch xử lý môi trường
- Theo dõi sức khoẻ, hoạt động của cá vào các buổi sáng sớm.
- Thu hoạch: Sau 5-6 tháng nuôi cá đạt cỡ 0,4 – 0,5 kg/con tiến hành thu hoạch. Có thể thu hoạch toàn bộ hoặc đánh tỉa cá lớn nuôi tiếp các nhỏ.
- Bảo quản cá sau khi thu hoạch: bắt cá thả vào giai hoặc bể để giữ sống, có thể dùng máy sục khí thường xuyên cho cá sống và thải phân rồi mới đóng túi chuyển đi
Các bệnh thường gặp ở cá Điêu Hồng
Bệnh do ký sinh trùng
Nguyên nhân: Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).
Cách phòng trị: Ao ương và nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 – 30 ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150 ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5 g/m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50 g/m3 trong thời gian 15 – 30 phút, cách này trị một lần; muối ăn để phòng trị bệnh cho cá, nồng độ 1% trị thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.
Bệnh xuất huyết
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện với cá rô phi đỏ nuôi bè.
Cách phòng trị: Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón và khử trùng nơi cho cá ăn. Cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.
Bệnh trắng mang, thối mang
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Myxococcus piscicolas gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có pH = 6,5 – 7,5, nhiệt độ nước 25 – 35oC. Cá bệnh có dấu hiệu bơi tách đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, khả năng bắt mồi giảm đến ngừng ăn Các tơ mang cá bị thối nát, ăn mòn, rách nát, xuất huyết, thối rữa và có lớp bùn dính rất nhiều. Bề mặt xương nắp mang bị xuất huyết, ăn mòn và có hình dạng không bình thường
Cách phòng trị:
Cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị ao nuôi, vét sạch bùn đáy ao Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt môi trường để hạn chế ô nhiễm hữu cơ thông qua việc quản lý lượng thức ăn Định kỳ thay nước ao để giữ môi trường trong sạch.
Thường xuyên vệ sinh thành lồng bè để đảm bảo lưu tốc dòng nước chảy cho phù hợp Định kỳ xử lý nước bằng Virkon® A liều 0,7 kg/1.000 m3 nước ao hoặc cho vào các túi vải, treo xung quanh lồng bè để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Trộn cho ăn liên tục 5 g Aqua C® Fish + 3 g Grow Fish trong 1 kg thức ăn, định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi
Khi phát hiện bệnh sớm cần phải điều trị ngay bằng kháng sinh BayMet® liều 5 – 10 gram + Aqua C® Fish liều 5 gram trong 1 kg thức ăn (hoặc 1 kg BayMet®+ 1 kg Aqua C® Fish cho 3 – 5 tấn cá nuôi), cho ăn liên tục trong 7 – 10 ngày.
Các ngón ăn dinh dưỡng phổ biến từ cá Điêu Hồng
Thịt cá Điêu Hồng dày và ngọt, không lẫn xương ăn rất ngon nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cá diêu hồng rất tốt cho cơ thể vì nó bổ sung thêm các vitamin D, B, A và các khoáng chất cần thiết. Ăn cá diêu hồng rất tốt cho những người bị xuy nhược cơ thể, trẻ bị còi xương chậm lớn, bổ khí huyết,…Dưới đây là các món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ cá Điêu Hồng.
Cá Điêu Hồng kho nghệ
Nguyên liệu:
- Cá diêu hồng: 1 con ( bạn có thể chọn con to hay bé tùy theo khẩu phần ăn của mỗi người ).
- Nước cốt dừa: 1 quả là đủ.
- Nghệ tươi chọn vừa vị ( nên chọn những củ to, tươi ngon).
- Hành lá, bột cà ri.
- Gia vị: nước mắm, hạt nêm,…
Cách chế biến:
- Cá diêu hồng sau khi mua về các bạn làm sạch, mổ bụng. Sau đó lấy muối và chanh chà lên thân cá sẽ giúp làm sạch hết nhờn đồng thời làm cho thịt cc thêm sạch, thịt ngon và thơm hơn.
- Khi đã xong, các bạn rửa sạch lại bằng nước, cắt thành từng khúc nhỏ cho vừa ăn để cá thật ráo nước. Gừng cạo sạch vỏ, cắt thành từng miếng đem giã nhuyễn.
- Khi cá đã thật ráo nước, các bạn để vào một tô lớn cho các gia vị đã chuẩn bị như mắm, đường, hạt nêm,… hành lá, bột cà ri, nghệ vào đảo đều ướp khoảng 15-20 phút cho cá thật ngấm gia vị.
- Các bạn cho gia vị sao cho vừa đủ, không mặn quá cũng không nhạt quá, nếu như cho không đều sẽ làm độ ngon của món ăn giảm sút. Tốt nhất các bạn cứ cho từ từ đến khi cảm nhận được lượng vừa đủ thì thôi.
- Khi cá ướp được 15-20 phút thì cho cá vào một cái nồi đất (có thể dùng nồi gang hoặc nồi áp suất từ theo điều kiện có nhưng tốt nhất nên kho cá bằng nồi đất từ cá sẽ được thơm và giữ đúng vị hơn). Đổ từ từ nước cốt dừa sâm sấp mặt cá, nếu như các bạn muốn ăn nhừ hơn thì có thể cho thêm nước cốt dừa vượt trên mặt cá nhé.
- Bật lửa kho ở mức vừa, kho đến khi trong nồi còn khoảng ⅓ nước thì cho vài thìa dầu ăn vào để cá được mềm và ngậy vị, sau đó tiếp tục đun đến khi cá vừa bén.
Cá Điêu Hồng hấp tương
Nguyên liệu:
- Cá diêu hồng: 1kg.
- Rau cải thìa: khoảng 5 mớ 100g.
- Hành lá, rau mùi.
- 1 củ gừng, 1 quả ớt sừng, tỏi băm.
- Gia vị: tiêu, đường, dầu mè, nước tương, hạt nêm…
Cách chế biến:
- Cá diêu hồng làm sạch, khứa hai đường dọc theo sống lưng của cá rồi ướp theo hỗn hợp gồm 1 tô nước, 1 muỗng muối, 1 thìa tiêu, 1 thìa dấm gạo trong khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Rau cải nhặt sách gốc, ngâm trong nước muối loảng khoảng 15p rồi vớt ra để ráo nước, cắt đôi theo chiều dọc thành hai phần.
- Hành lá, rau mùi rửa sạch (riêng rau mùi thì để lại gốc), cắt lá và thân để riêng. Ớt, gừng cắt thành sợi nhỏ.
- Các bạn pha một chén nước lọc cùng một thìa nước tương, 2 thìa đường, ½ thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa muối, rễ của rau mùi rồi đem đun sôi, cho dầu mè vào thì tắt lửa (đây chính là phần nước xốt)
- Lấy hai cây đũa gác lên đĩa, cho các đặt lên trên rồi rếp hành lá, gừng, ớt đã chuẩn bị lên mình cá đem hấp khoảng 15 phút.
- Cải thìa trần qua nước xôi, phi hành thơm cho rau vào xào, nêm gia vị cho vừa ăn. Khi cá chín, bỏ phần hành lá, gừng,… đã xếp trên mình cá xuống, cho ra đĩa xếp rau cải xung quanh, rưới nước xốt lên mình cá, rắc hành lá, rau mùi, gừng, tiêu lên cuối cùng đổ một lớp dầu ăn nóng lên mình cá là món ăn đã hoàn thành.
Cá Điêu Hồng chiên giòn
Nguyên liệu:
- 1 con cá diêu hồng.
- 2 quả trứng gà.
- Bột chiên xù, bột chiên giòn.
- Gia vị: mắm, muối, hạt nêm,tỏi, ớt, dầu ăn,…
Cách chế biến:
- Cá diêu hồng làm sạch; Lọc bỏ mang, vẩy, vây, nội tạng rồi lóc phần thịt cá ra riêng, cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn để ráo nước.
- Đem bột chiên giòn pha với nước theo thỉ lệ 2 phần bột, 1 phần nước để tạo thành một hỗn hợp sền sệt, sau đó đem thoa đều lên phần cá đã ráo nước.
- Đổ bột chiên xù ra một cái đĩa, lòng đỏ trứng đập vào một cái bát đánh tan để riêng
- Lấy miếng cá nhúng vào trứng rồi lăn sang bột chiên xù sau đó cho vào chảo chiên ngập dầu. Cứ thế cho đến khi hết cá rồi bày ra đĩa.
Trên đây, BaoKhuyenNong đã chia sẻ hết tất cả thông tin về cá Điêu Hồng từ đặc điểm đến kỹ thuật nuôi và các món ăn giàu chất dinh dưỡng được chế biến từ cá Điêu Hồng. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho các bạn đọc và đừng quên bổ sung cá Điêu Hồng cho thực đơn nhé.