Cây Táo Tây – Cách trồng và chăm sóc Táo Tây

by Bao Khuyến Nông
Cây Táo Tây – Cách trồng và chăm sóc Táo Tây

Cây Táo Tây là một loại cây trồng được ưa chuộng trên thị trường, tuy nhiên việc trồng và chăm sóc cây táo tây ở nước ta chưa được phổ biến, vẫn còn khá hạn chế trong nhiều khâu, đặc biệt là khâu trồng và chăm sóc táo tây. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn vè loại cây này nhé!

Táo tây là gì?

Táo tây, còn gọi là bom là một loại trái cây từ cây táo tây Malus domestica. Cây táo có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó – loài táo dại Tân Cương – vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Táo đã được trồng từ hàng ngàn năm ở châu Á và châu Âu, được thực dân châu Âu đưa đến Bắc Mỹ. Táo có ý nghĩa tôn giáo và thần thoại trong nhiều nền văn hóa, bao gồm cả văn hóa ở Bắc Âu, Hy Lạp và Kitô giáo tại châu Âu.

Một số đặc điểm cơ bản của táo tây

Táo tây hay còn được gọi với cái tên là trái Bôm, có tên khoa học là Malus domestica, thuộc họ hoa Hồng (Rosaceae), chúng có nguồn gốc từ khu vực  Trung Á.

Táo tây là loại cây lưu niên, có chiều cao đạt trung bình từ 3-12m, thân cành nhiều, tán lan rộng và rậm.

Một số đặc điểm cơ bản của táo tây

Một số đặc điểm cơ bản của táo tây

Lá có màu xanh đặc trưng, hình bầu dục,  chiều rộng lá từ 3-6cm, chiều dài lá từ 5-12 cm, mép lá có răng cưa, cây thường rụng lá vào mùa thu.

Hoa năm cánh, có màu trắng , đôi khi pha chút màu hồng rồi phai dần chuyển sang màu trắng,  thường nở chủ yếu vào mùa xuân.

Quả thường chín vào mùa thu, khi chín có màu đỏ.

Công dụng của táo tây

Táo tây là một cây được trồng ở nhiều nước trên thế giới, nhiều nhất là ở Trung Quốc, táo thường được sử dụng như một loại trái cây để ăn sống, đôi khi nó được chế biến thành nước ép với nhiều chất dinh dưỡng hoặc sử dụng để nấu một số món tráng miệng như bánh táo…

 

Không chỉ trồng để lấy trái mà táo tây còn được trồng để tạo thành những hình dáng đa đạng nhưu một loại bonsai, làm cho khu vườn trở nên đa dạng với màu sắc của táo chín, không những thế, ở nước ngoài, người ta còn trồng táo tây như một loại cây cảnh…

Nghiên cứu cho thấy táo tây có tác dụng dự phòng tăng huyết áp, xơ cứng động mạch; là thức ăn lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Táo tây chứa nhiều muối kali, sau khi ăn sẽ làm hoán chuyển natri trong máu và được bài tiết khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp. Táo tây có tác dụng giảm cholesterol máu và giảm xơ cứng động mạch. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh nếu người bị xơ cứng động mạch, hằng ngày ăn 1-2 quả táo tây thì sau một thời gian, mức độ xơ cứng động mạch của người bệnh giảm xuống với mức độ rất lớn.

Công dụng của táo tây

Công dụng của táo tây

Trong táo tây có chứa axít malic là chất tốt thay thế huyết tương, phụ nữ mang thai dễ thiếu máu do thiếu sắt, mà táo tây là thức ăn bổ máu rất tốt cho thai phụ. Ngoài ra, đối với người cao tuổi, ăn một quả táo tây mỗi ngày sẽ không phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cũng như tránh được nguy cơ suy giảm nhận thức vốn thường xảy ra ở tuổi già và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Với thai phụ, nếu mỗi ngày ăn 1 quả táo tây có thể giúp trẻ sinh ra không mắc bệnh suyễn khi lớn lên. Đây là kết quả theo dõi chế độ ăn uống của gần 2.000 thai phụ của các nhà khoa học ở Hà Lan và Scotland.

Táo tây cũng có tên đẹp là “quả tăng trí nhớ”, bởi lẽ nó chứa nhiều kẽm được xem là thành phần tạo ra nhiều enzym (men) quan trọng trong cơ thể và cũng là nguyên tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng phát triển. Vì vậy, thường ăn táo tây có thể tăng trí nhớ, nâng cao trí lực. Táo tây còn có tác dụng làm đẹp vì chứa magiê là chất làm làn da khỏe đẹp, hồng hào; bên cạnh đó, táo tây còn chứa nhiều chất làm đẹp khác như bêta-caroten, các vitamin và sắt nên có khả năng bảo vệ làn da và giúp phòng ngừa nám, tàn nhang.

Điều quan trọng hơn cả là táo tây còn có tác dụng phòng chống nhiều dạng ung thư. Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Y khoa Pháp công bố những cuộc thử nghiệm trên chuột cho thấy các chất tìm thấy trong táo gọi là procyanidin có thể ngăn chặn những thay đổi có thể dẫn đến ung thư. Trong táo chứa nhiều vitamin C, giúp ngăn cản sự hình thành chất gây ung thư nitrosamin, có tác dụng phòng ung thư dạ dày. Ăn một quả táo tây mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị ung thư ruột kết. Chất xơ, pectin chứa trong táo có tác dụng hấp thu độc tố, theo đó giảm tiến trình hình thành chất gây ung thư trong cơ thể…

Cách trồng và chăm sóc táo tây

Cách trồng và chăm sóc táo tây

Cách trồng và chăm sóc táo tây

Thời vụ

Táo tây có trồng được quanh năm, thời gian trồng táo tây thích hợp nhất là từ giữa hoặc cuối mùa mưa.Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là từ 25-32oC.

Đất đai

Táo tây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau : đất thịt pha cát, các loại đất phù sa ven sông, yêu cầu đủ ẩm , tơi xốp, có nhiều chất dinh dưỡng, pH yêu cầu từ 5-7.

Mật độ trồng

Mật độ thích hợp nhất để trồng táo tây là 5x5m, có thể trồng dày hơn một chút.

Bón phân

Trước khi trồng từ 15-20 ngày, đào hố, bón lót cho cây 10-15kg phân chuồng hoai mục, bón kết hợp với các loại phân hữu cơ sinh học, 1kg vôi bột và 0,5kg super lân.

Thời gian bón thúc bắt đầu sau khi trồng cây được từ 20-30 ngày, bón 30g Urea kết hợp với 50g DAP, pha loãng rồi tưới cho cây 1 tuần/lần , tưới như vậy trong khaonrg từ 1-2 tháng đầu tiên.

Bón thúc định kỳ 4 lần/năm trong 2 năm đầu tiên, khoảng 0,2- 0,4 kg phân NPK 16-16-8 trong năm thứ nhát, bón 0,5 kg NPK 16-16-8 trong năm thứ 2.

Kể từ năm thứ 3 trở đi bón cho cây 2-3kg NPK 20-20-15, bón kết hợp với 2kg phân hữu cơ vi sinh + 1kg phân vôi, chia lượng phân đó thành 4 đợt trong năm, rồi bón cho cây.

Có thể sử dụng một số dạng phân bón lá để bón lá để bón cho cây: HVP 6-6-4 K- HUMAT, HVP 1601 (21-21-21)..

Tưới nước

Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, đặc biệt là trong thời kỳ cây đang phát triển ra trái, nếu không cung cấ đầy đủ nước  hoa sẽ bị rụng, trái cho ra sẽ nhỏ và chát.

Đốn

Tiến hành đốn phớt và đốn đau hàng năm để cây cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất.

Một số loại sâu bệnh hại cây táo tây

Một số loại sâu bệnh hại cây táo tây

Một số loại sâu bệnh hại cây táo tây

  • Rệp: Chúng thường xuất hiện bên dưới lá và chùm hoa, rồi chích hút nhựa tại cac bộ phận đó, khiến cho lá và các chùm hoa xoăn lại, chúng còn giúp nấm bồ hóng phát triển. Có thể dùng một số loại thuốc như Supracide, Suprathion, Bi 58 để phòng trừ.
  • Sâu cuốn lá: Thường xuất hiện ở các lá non, chúng nhả tơ và tạo thảnh tổ ở đó. Có thể dùng một số loại thuốc như Pyrinex, Karate, Proclaim, Selecron …
  • Ruồi đục quả: Chúng tấn công quả khi quả sắp chín, làm hư hại đến chất lượng của quả.Có thể hạn chế bằng các thuốc Trigard, Fastac phun vào thwofi gian khi quả sắp chín già.
  • Bệnh phấn trắng : Khi bệnh bắt đầu xuất hiện cần cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin.

Xem thêm: Cây ổi – Đặc điểm, giá trị và Cách trồng chăm sóc Ổi

Kết

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, cách chăm sóc, một số loại sâu bệnh thường gặp và đặc biệt là công dụng thần kỳ của loại táo này. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhé!

Related Posts

Leave a Comment