Cây Lá Móng Tay – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng

by Dược liệu Cây thuốc
Vị thuốc lá móng tay

Hẳn rất nhiều người từng nghe về công dụng nhuộm đen tóc tự nhiên của Cây Lá Móng Tay. Loại cây này cũng là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm nhuộm tóc thảo dược. Vậy bạn đã hiểu rõ cây lá móng chưa? Chính xác thì nó là loại cây như thế nào, nguồn gốc tác dụng ra sao? Cùng tìm hiểu kĩ “thần dược cho tóc” qua bài viết sau nhé.

Giới thiệu chung về Cây Lá Móng Tay

  • Tên gọi khác: Cây henna, Cây lá móng, Móng tay nhuộm, Tán mạt hoa, Lựu mọi, Chỉ giáp hoa, Cây móng tay.
  • Tên khoa học: Lawsonia inermis
  • Họ: Tử vi (danh pháp khoa học: Lythraceae)
Giới thiệu chung về Cây Lá Móng Tay

Giới thiệu chung về Cây Lá Móng Tay

Đặc điểm cây lá móng tay

Lá móng tay là loài thực vật thân nhỏ, chiều cao chừng 3 – 4m. Thân có gai có đầu cành nhưng không nhọn và vỏ nhẵn. Lá mọc đối xứng, phiến hình trứng, đơn, 2 đầu dẹp, cuống ngắn, phiến rộng 1 – 1.5cm và dài 2 – 3cm. Hoa mọc ở đầu cành, hình thùy, dạng chùm, ban đầu có màu trắng nhưng khi già chuyển sang màu đỏ và vàng sậm, hoa có mùi thơm hăng hắc.

Quả nang hình cầu, kích thước to bằng hạt tiêu, có 4 cạnh dọc và bên trong có 4 ngăn. Quả chứa nhiều hạt nhỏ, vỏ dai và dày. Cây lá móng tay được trồng bằng hạt, cây ưa sống ở vùng đất màu, khí hậu ẩm và nóng.

Bộ phận dùng

Lá của cây móng tay được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra thân, hoa và rễ của cây cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Phân bố

Lá móng tay có nguồn gốc từ Ai Cập, sau đó được di thực và trồng nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở nước ta, cây được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi.

Thu hoạch – sơ chế

Có thể thu hái lá ở cây từ 2 – 3 năm tuổi. Khi hái, nên cắt cả cành sau đó đem phơi khô ngoài nắng hoặc phơi trong bóng râm rồi bảo quản dùng dần.

Mỗi năm thu hoạch 2 lần nhưng khi cắt cần để lại gốc cao khoảng 50cm để cây phát triển tiếp. Nếu thu hái đúng cách, có thể thu hoạch liên tục trong 10 – 30 năm.

Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

Cây lá móng tay chứa thành phần hóa học khá đa dạng, bao gồm:

  • Hoa chứa 0.02% tinh dầu có mùi thơm nên được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm và nước hoa.
  • Lá chứa Lawson, 6% chất béo, 7 – 8% tannin, 1.2% tinh dầu, 2 – 3% chất nhựa,…

Vị thuốc lá móng tay

Vị thuốc lá móng tay

Vị thuốc lá móng tay

Tính vị – Quy kinh

Đang nghiên cứu.

Tác dụng dược lý

– Tác dụng của lá móng tay theo Đông Y:

  • Công dụng: Cầm máu, kháng nấm và thu liễm.
  • Chủ trị: Vết thương chảy máu, nấm da, lở ngứa,…

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Lá móng tay có tác dụng kháng sinh rất mạnh, tác dụng đã được ghi nhận đối với trực trùng coli, Sonnei, Shiga, Flexneri, Coli Bethesda, Typhi, Suibtilis,…
  • Nhân dân thường dùng lá móng tay hòa với dung dịch kiềm để tạo ra chất có màu, được sử dụng để nhuộm tóc hoặc nhuộm móng tay, móng chân.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch ép từ hoa của cây móng tay để vẽ henna (vẽ hoa văn lên tay chân).

Cách dùng – liều lượng

Lá móng tay được dùng chủ yếu ở dạng giã nát và đắp ngoài. Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở dạng sắc uống. Hiện tại chưa có nghiên cứu về liều dùng trung bình/ ngày, vì vậy trước khi sử dụng lá móng tay bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây lá móng tay

Cây lá móng không chỉ được dùng nhuộm tóc mà còn được sử dụng để chữa hắc lào, bế kinh

Cây lá móng không chỉ được dùng nhuộm tóc mà còn được sử dụng để chữa hắc lào, bế kinh

1. Bài thuốc trị chứng bế kinh (mất kinh nguyệt)

  • Chuẩn bị: Nghệ đen 30g, ích mẫu 40g và lá móng tay 50g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm 500ml nước sắc còn 200ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày, nên áp dụng bài thuốc trước kỳ kinh 15 ngày.

2. Bài thuốc trị ghẻ lở, hắc lào

  • Chuẩn bị: Lá ổi 100g, lá sả 100g và lá móng tay 200g.
  • Thực hiện: Rửa sạch và nấu với 3 lít nước. Dùng nước sắc hòa thêm nước lạnh và tắm liên tục trong vòng 14 ngày. Đồng thời dùng lá móng tay rửa sạch, để ráo nước rồi giã với ½ thìa muối tinh, trộn với 3 thìa giấm nuôi rồi chắt lấy nước uống. Dùng bã đắp vào vùng da ngứa ngáy, thực hiện 2 lần/ ngày trong liên tục 10 ngày.

3. Bài thuốc chữa chứng sưng đau tỳ vị, hạ sườn và vùng hông

  • Chuẩn bị: Cây lá móng tay tươi 20g, rau má tươi 20g và cỏ mực 15g.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá móng tay, cắt thành khúc dài 3cm, sau đó cho tất cả dược liệu sao khử thổ và sắc với 1 lít nước đến khi còn 300ml. Uống 3 lần/ ngày trong liên tục 4 tuần.

4. Bài thuốc chữa chấn thương, té ngã và đau nhức cột sống

  • Chuẩn bị: Cam thảo 10g, cốt toái bổ 50g (cạo sạch lông, cắt mỏng và phơi trong 3 nắng), toàn cây lá móng tay 150g (sao khử thổ vàng), ngũ gia bì và cẩu tích mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 lít nước còn lại 300ml, chia thành 4 lần uống (sáng – trưa – chiều – tối). Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 30 ngày.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị hói đầu và kích thích tóc mọc

  • Chuẩn bị: Lá móng tay tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, phơi trong râm cho đến khi khô hoàn toàn rồi đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 60g bột hòa với 250g dầu mù tạt, đun cho nóng rồi dùng lọc qua vải thưa và bảo quản trong lọ kín. Mỗi ngày dùng 1 ít thoa lên vùng da đầu bị hói, sử dụng liên tục cho đến khi đạt được kết quả như mong muốn.

Những lưu ý khi dùng cây lá móng tay

  • Cần phân biệt với bông móng tay (Impatiens balsamina L) thuộc họ Bóng nước.
  • Cây lá móng tay chứa chất màu có thể dính vào quần áo và tay chân khi dùng. Tuy nhiên khi rửa lại nhiều lần thì màu sẽ bay đi đáng kể.
  • Không dùng dược liệu cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có chứng ứ huyết.

Cây Lá Móng Tay - Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng 2

Cách trồng và chăm sóc cây móng tay

Kỹ thuật trồng cây móng tay

Kỹ thuật trồng cây hoa móng tay bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 50 – 60 độ C, khoảng 4 – 5 giờ. Sau đó vớt hạt ra ngoài tiến hành gieo trồng.

Bỏ đất vào chậu, gieo hạt trực tiếp lên bề mặt đất. Tiếp đó rải một lớp đất mỏng lên phía trên và dùng bình phun sương để tưới, tạo độ ẩm cho đất, kích thích hạt nhanh nảy mầm. Gieo xong nên đặt chậu vào chỗ mát.

Chăm sóc cây móng tay

Sau nửa tháng gieo trồng hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Tưới nước hàng ngày cho cây vào mỗi buổi sáng sớm. Việc cung cấp đầu đủ nước cho cây sẽ giúp cây nhanh phát triển. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng cây ngập úng, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Lưu ý, chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho cây. Tránh sử dụng nước nóng, ấm hay nước có tính kiềm để tưới. Cần tưới nhiều trong thời kỳ cây ra hoa. Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.

Khi cây trên 20 ngày tuổi cần tiến hành bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng NPK hoặc nito để bón cho hoa móng tay.

Phòng sâu bệnh cho cây móng tay

Hoa móng tay thường bị nấm mốc tấn công. Vì vậy, trước khi gieo trồng bạn nên vệ sinh đất hoặc lựa chọn đất sạch, như vậy sẽ tốt cho hoa móng tay phát triển.

Sau 70 ngày, hoa móng tay sẽ cho hoa. Khi hoa tàn hạt sẽ phân tán nhiều nơi. Hoa móng tay có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Hạt có vị hơi đắng tính ôn hơi độc, tác dụng vào hai kinh can và tỳ có tác dụng giáng khí hành ứ, thường được dùng chữa bế tắc kinh nguyệt, đẻ khó, nấc cục nghẹn, hócxương, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4-6 gam hạt ở dạng bột hay viên.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Lá Móng Tay do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Lá Móng Tay là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.

Related Posts

Leave a Comment