Cây Lược Vàng có tên khoa học là Callisia fragrans, thuộc họ của giống thài lài (Commelinaceae), ngoài tên gọi phổ thông cây lược vàng còn được gọi với một số tên gọi địa phương khác như: địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, giả khóm,…
Lược vàng vốn có nguồn gốc từ Mexico, được du nhập sang Nga, về sau được di thực sang Việt Nam vào những năm 90. Cây lược vàng trước đó được trồng để làm cảnh, nhưng sau đó được cho là có thể chữa được một số bệnh và có lợi cho sức khỏe nên đã trở thành 1 con sốt từ năm 2007.
Đặc điểm của cây lược vàng
Đặc điểm hình dáng cây lược vàng
Lược vàng được xem là loại cây thảo quý, thuộc giống cây trồng lâu năm. Có thân dài khoảng 20 – 50cm, thân bò ngang trên sát mặt đất. Được chia thành nhiều đốt mỗi đốt dài từ 1 – 3cm, mỗi mắt đốt được phân thành nhiều nhánh mỗi nhánh có thể dài tới 15cm. Là của cây lược vàng thuộc dạng lá đơn, phiến là thuôn dài giống hình ngọn giáo, thường mọc so le xếp chồng lên nhau. Bề mặt lá nhẵn, mắt trên thường có màu đậm hơn, khi già là chuyển dần từ màu xanh sang vàng. Hoa lược vàng hợp thành cụm, thường mọc ở đầu ở ngọn, mỗi cụm gồm 6 – 15 bông hoa, hoa có màu trắng hồng, có mùi thơm dịu. Trái lược vàng có hình nang nhỏ, mỗi quả có mảnh trong đó có chứa nhiều hạt nhỏ chỉ khoảng 1mm.
Đặc điểm sinh trưởng cây lược vàng
Cây lược vàng có tốc độ sinh trưởng và phát triển cao, có sức sống dẻo dai, rất dễ trồng và phù hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ độ thấp, khí hậu tương đối mát mẻ.
Những giá trị của cây lược vàng trong cuộc sống
Giá trị cây lược vàng đối với sức khỏe
Theo 1 số nghiên cứu, cây lược vàng là 1 trong những nguyên liệu quan trọng để điều chế thuốc chữa bệnh. Được mệnh danh là 1 trong những cây dược liệu quý hiếm của thuốc nam, giúp điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: ho khan, dị ứng, đau họng,… Lá của cây lược vàng được dùng để làm giảm đau răng, hay điều trị bệnh đau lưng lâu ngày không khỏi. Ngoài ra, cây lược vàng được dùng để chữa các bệnh tiêu hóa, dạ dày, túi mật và cả bệnh hen phế quản, dị ứng nổi mẩn đỏ và một số loại ung thư.
Các chế phẩm làm từ cây lược vàng có nhiều công dụng khác nhau như làm liền sẹo, chữa lành vết thương.
Giá trị kinh tế cây lược vàng
Với nhiều công dụng đối với sức khỏe, lược vàng có nguồn tiêu thụ lớn, hiện nay giá thành của lược vàng cũng rất cao, mang lại hiệu quả kinh tế hiệu quả cho nhà vườn. Ngoài ra, lược vàng cũng được trồng với công dụng làm cảnh, nên có thể mang lại nguồn thu nhập khác cho nhà nông.
Cách trồng và chăm sóc cây lược vàng
Cách trồng cây lược vàng
Nên trồng lược vàng ở nơi có độ ẩm không khí cao, lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biết phải chọn đất có có khả năng thoát hơi nước tốt vì giống lược vàng không chịu được ngập úng. Sau khi chọn đất xong, cần làm sạch cỏ và xới tơi đất để tạo độ thoáng, trộn 40% mùn cưa hoặc vỏ trấu và 50% phân chuồng hoai mục, 10% vôi bột để cải thiện đất trồng. Nên chọn những cây giống có bẹ to, chắc khỏe, bộ rễ không bị dập nát và cây không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh. Bạn có thể trồng lược vàng trong chậu hoặc vườn đều được, khi trồng cần lưu ý đặt nhẹ nhàng tránh làm rễ cây bị dập.
Bạn có thể phủ quanh gốc cây 1 lớp mỏng rơm khô hoặc cỏ mục để giữ độ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc cây lược vàng
Tưới nước
Lược vàng vốn là loại cây ưa ẩm, chính vì vậy cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, ít nhất 1 lần/ngày, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. Bạn cũng có sử dụng giàn tưới nhỏ giọt để tưới cây vừa tiết kiệm công sức, vừa có thể cung cấp độ ẩm tốt hơn cho cây.
Bón phân
Lược vàng dễ sống, và có thể sinh trưởng và phát triển tốt mà không cần quà nhiều phân bón.
- Trong thời gian đầu, bạn có thể pha một ít phân đạm với với nước để tưới cho cây, định kỳ 2 tháng/ lần để kích lá và nhánh phát triển.
- Sau 6 tháng khi trồng, có thể bón thêm phân NPK và Kali để kích thích hoa phát triển.
- Ngoài ra, 1 năm/lần nên rải thêm phân chuồng hoai mục cho cây để cải thiện đất cũng như chất dinh dưỡng nuôi cây.
Làm cỏ, vệ sinh sạch sẽ
Để giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt, cần thường xuyên làm cỏ dại, dọn vệ sinh, để giúp cây có độ thông thoáng cũng như ngăn chặn được các mầm mống bệnh gây hại phát triển.
Các cách nhân giống cây lược vàng
Cây lược vàng hiện nay được nhân giống theo 3 cách phổ thông rất đơn giản và dễ thực hiện.
Cách 1:
Chọn cây mẹ có bẹ to, chắc khỏe, không bị sâu bệnh, sau đó cắt lấy ngọn cây, nhúng vào vào nước ngập tới thân.
Có thể sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng, nếu muốn cây ra mầm nhanh hơn, thông thường từ 4 – 10 ngày cây đã có thể mọc rễ và chồi.
Cách 2:
Trồng thẳng ngọn cây vào chậu và tiến hành tưới đẫm nước cho cây, dùng túi bao hoặc hộp nhựa đậy úp xuống, để cây ở nơi thoáng mát khoảng 5 ngày, nhấc chụp ra.
Cách 3:
Tận dụng các nhánh nằm ngang của cây, đắp đất lên vòi cây khoảng 5 ngày, vòi cây sẽ tự động mọc rễ. Sau đó, có thể cắt đoạn vòi đã mọc rễ đem trồng ở nơi khác cách xa cây mẹ.
Một số bệnh thường gặp phải ở cây lược vàng
Bọ xít gây hại trên cây lược vàng
Các loại bọ xít thường chích hút nhựa trên thân và lá của cây lược vàng, khiến cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, trở nên còi cọc và chết dần sau đó. Các loài bọ xít thường gây hại vào thời điểm cây ra hoa, hoặc khi trời mưa nhiệt độ ẩm ướt. Để phòng tránh loại bọ xít gây hại, cần thường xuyên kiểm tra cây trồng, đẻ có thể phát hiện kịp thời ổ trứng và bắt bọ xít trước khi chúng sinh trưởng và lây lan trên diện tích rộng.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dọn vệ sinh, làm sạch cỏ, tỉa bớt những nhánh nhỏ, là già của cây để cây có độ thông thoáng. Khi phát hiện cây bị bệnh có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như Actara 25EC, Sutin 5EC.
Bệnh vàng lá trên cây lược vàng
Để phòng tránh loại bệnh này cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo độ ẩm cho cây. Ngoài ra, nên thường xuyên tỉa, tạo tán để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển
Hi vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về loài cây thảo dược lược vàng quý hiếm này.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây lược vàng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!