Cây Lưỡi Hổ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

by Bao Khuyến Nông
Cây Lưỡi Hổ

Hoa cây cảnh được hiểu là một số loài thực vật được chăm sóc, gieo trồng để trang trí làm đẹp hay được trồng theo ý nghĩa phong thủy đối với mỗi gia chủ. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu thưởng thức hoa cây cảnh của mỗi người ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Có rất nhiều loại hoa cây cảnh cho các bạn lựa chọn. Nằm trong top 10 cây cảnh thải khí độc trong nhà tốt nhất phải kể đến cây lưỡi hổ. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết để bạn có thể dễ dàng tiếp cận cũng như lựa chọn cho mình một chậu cây lưỡi hổ đẹp nhất.

Cây lưỡi hổ là gì

Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Chúng có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi nên khả năng chịu nóng, khô hạn rất tốt, có sức sống bền bỉ ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Cây Lưỡi Hổ

Cây Lưỡi Hổ

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Hình thái

Cây lưỡi hổ là cây mọc thành bụi mang 5- 6 lá. Các phiến lá khá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160cm và rộng từ 3-8cm. Lá mọc thẳng dạng giáo hẹp, khá dày, thuôn nhọn phía 2 đầu, gốc thành bẹ ôm lấy thân, mép hình lượn sóng. Lá màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt phẳng phiu trơn bóng, không có gân lá. Lưỡi hổ là loài cây lâu năm, có hoa nhỏ, mọc chung cuống thành từng chùm. Hoacó 6 cánh, rất mềm, dài và thuôn. Hoa thường có màu trắng ngà hoặc lục nhạt.Quả tròn.

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Đặc tính

Lưỡi hổ là loài cây chịu hạn rất tốt, có thể chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp. Mặt khác, loài cây này vẫn có thể thích nghi tốt với điều kiện bóng râm bán phần. Đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Cây lưỡi hổ không chịu được lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất là từ 20°C-30°C.

Đất trồng thích hợp là đất pha cát và phải thoát nước tốt.

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Theo công bố của NASA cây lưỡi hổ là loài cây hấp thụ mạnh mẽ các chất  gây ô nhiễm đặc biệt là các chất gây ung thư như formaldehyde 0,938 grams/h và nitrogen oxide, thanh lọc không khí, cải thiện không gian sống. Một phòng rộng 150m2 chỉ cần 8 lá của 2 cây lưỡi hổ là đủ sức giữ cho căn phòng trong lành, hết ô nhiễm. Ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc lưỡi hổ có tên là Tiger Tail Orchid – tượng trưng sức mạnh của loài hổ dữ.

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

Ý nghĩa phong thủy cây lưỡi hổ

Ở Thổ Nhĩ Kỳ lưỡi hổ được gọi là Espada-de-são Jorge tượng trưng cho lưỡi dao bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu tạo cảm giác an lành, thoải mái. Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến vưới bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp. Cây lưỡi hổ thích hợp làm cây để bàn và cây trang trí trong nhà. Đặc biệt lưỡi hổ được ưa chuộng trồng sen vào các tiểu cảnh sân vườn hoặc các bản thiết kế sân vườn mang tính phong thủy cao. Cây lưỡi hổ được dùng trang trí để tạo cho  không gian trong lành, tươi mát, hài hòa với thiên nhiên.Cây Lưỡi hổ trồng ở nhà máy, bệnh viện, văn phòng, nhà ở… Màu sắc của lưỡi hổ tạo ra cảm giác thoải mái và an lành. Cây được trồng trong chậu kiểng hoặc trồng ở trong vườn nhà.

Công dụng của cây lưỡi hổ trong trị bệnh

Chữa bệnh về da

Chúng giúp làm dịu, lành các vết thương như vết bỏng, vết cháy nắng. Gel của cây được dùng làm bảo vệ da, chế tạo ra mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng… Sử dụng kem làm từ loại cây này sẽ giúp da bạn sáng đẹp hơn tươi tắn và điều hòa được độ acid của da, giúp săn da, lỗ chân lông được thu nhỏ, giúp mịn da, ngừa mụn… Chúng được sử dụng làm nước rửa chén, nước rửa tay, sữa tắm giúp bảo vệ da được an toàn, chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da. Ngoài ra chúng còn tạo hương thơm dễ chịu, giúp da mềm mại, thơm tho hơn. Bạn có thể dùng gel của lưỡi hổ để cạo râu vì chúng có chất chống viêm, dưỡng da, tránh đau rát khi cạo râu.

Chữa bệnh răng miệng

Cây lưỡi hổ được sử dụng để tạo ra dung dịch súc miệng vì đặc tính của thảo dược này có tính kháng khuẩn cao, tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm bớt sâu răng và hôi miệng.

Cây lưỡi hổ chữa bệnh liên quan tới tiêu hóa

Những chất trong cây lưỡi hổ như aloin, aloe-emodin và barbaloin, sẽ giúp dạ day được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầu hơn khó tiêu, ợ hơi. Giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người. công dụng của cây lưỡi hổ.

Trị bệnh hen suyễn

Đối với những người bị hen suyễn, hãy dụng ít gel của loại cây lưỡi hổ này vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên. Chúng tạo ra các hợp chất chống viêm làm ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài, và giúp hô hấp được dễ dàng hơn.

Chữa khản tiếng,ho, viêm họng

Ngày dùng 6-12g lá nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần Viêm tai mưng mủ dùng lá lưỡi hổ hơ lửa hơi héo rồi giã nát nhỏ vào tai

Công dụng của cây lưỡi hổ trong trị bệnh

Công dụng của cây lưỡi hổ trong trị bệnh

Một số loại cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là 1 loài lớn, hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại lưỡi hổ với nhiều tên gọi, hình dáng, màu sắc khác nhau.

Một số loại cây lưỡi hổ

Một số loại cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ cọp

Đây là loại lưỡi hổ phổ biến nhất hiện nay, đặc điểm nhận dạng của loại này chính là lá dài và cao, viền lá có màu vàng đặc trưng

Cây lưỡi hổ đen Robusta

Cây có màu rất giống với hạt cafe Robusta của Bỉ, lá có kích thước trung bình, có màu xanh đen và vào đốm bạc.

Cây lưỡi hổ Futura Robusta

Cây có kích thước khá nhỏ và gọn, thường dùng để trên bàn, lá màu xanh bạc, đốm màu xanh đen, trông rất lạ mắt

Cây lưỡi hổ Whitney

Đây là giống lưỡi hổ lùn, với màu xanh đậm bóng ở chính giữa, viền ngoài có màu xanh bạc, xen kẽ các sọc xanh nhạt trên lá.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách nhân giống lưỡi hổ

Chuẩn bị đất

Bạn có thể trồng lưỡi hổ trong đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng, nếu muốn trồng cây trong chậu, lưu ý nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Đất trước khi trồng nên tiến hành trộn đất với xơ dưa, mùn trấu, vỏ thông, rơm mục, và phân chuồng ủ mục, sau đó đem ủ trong khoảng 1 – 2 tuần.

Hiện nay, lưỡi hổ có 2 cách cơ bản để nhân giống đó là: tách bụi và giâm cành

Tách bụi

Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, nhưng hiệu quả mang lại rất cao, cây sinh trưởng nhanh, chất lượng cây con tốt. Đầu tiên chọn cây mẹ đang phát triển tốt, tách lấy 1 phần gốc có cây con đang mọc, lưu ý nên đợi cây con lớn có khoảng 2 lá xanh thì có thể tiến hành tách.

cay-luoi-ho-5

Nên thực hiện phương pháp này vào mùa hè, khi nhiệt độ bắt đầu tăng, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Giâm cành

Lựa chọn cây mẹ đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, lựa những lá non to khỏe, có màu sắc đẹp, cắt sát gốc.

Cắt đoạn lá đã cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm, để các khúc giống trong mát khoảng 4 – 5 giờ, cho khô bớt nước.

Giâm ½ chiều dài các đoạn ươm xuống đất đã chuẩn bị từ trước, đặt cây ở những có nắng nhẹ.

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Nước tưới

Lưỡi hổ có thể chịu được khô hạn tốt, nhưng chịu ngập úng cực kỳ kém vì vậy tốt nên không nên tưới quá nhiều nước cho cây, tưới quá nhiều nước sẽ làm cây bị ngập úng, hư rễ, dần dần cây sẽ chết do dư nước. Thông thường cứ 1 tuần chỉ nên tưới 1 lần cho cây, khi tưới cũng chỉ nên tưới vừa đủ trên bề mặt đất.

Khi tưới chiên nên tưới phần đất xung quanh gốc, tránh tưới thẳng trực tiếp lên lá hoặc thân của lưỡi hổ.

Phân bón

Cứ 2 tháng 1 lần bạn tiến hành bón cho cây hàm lượng phân hữu cơ thích hợp, khi bón chỉ nên bón xung quanh về mặt gốc.

Nhiệt độ

Lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 28 độc C, nếu ở môi trường phòng lạnh, thì cách 2 ngày bạn nên đem cây đi sưởi nắng 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện sẽ nhân cơ hội này để tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiện các đốm trên lá. Để khắc phục tình trạng này, có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Đây là loại cây rất dễ trồng.

Ánh sáng: Chính đặc tính là loại cây ưa sáng trực tiếp và ưa bóng râm bán phần mà chúng ta có thể trồng ngoài vườn hoặc trong nhà đều thích hợp.

Đất trồng: Cây lưỡi hổ thích hợp với đất khô cằn như đất cát, đất cát pha hay đất sỏi. Đất trồng phải thoát nước, có tính kiềm.

Nước: Do chịu hạn tốt nên nhu cầu nước không cao. Mùa hè tưới nước trung bình 1 lần/tuần, còn mùa đông ít hơn khoảng 1 lần/tháng.

Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu nhất 20°C-30°C. Nếu nhiệt đột dưới 10°C cây sẽ phát triển chậm và nếu kéo dài có thể cây sẽ chết.

Độ ẩm: Cây chỉ thích nghi với độ ẩm trung bình, độ ẩm cao quá cây có thể sẽ bị thối dễ và dần dần sẽ bị chết.

Thỉnh thoảng chúng ta nên bón phân để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp nên tránh bón phân.

Xem thêm: Cây Trúc Quân Tử – Cây thể hiện tính ngay thẳng của người quân tử

Kết

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ. Cây lưỡi hổ là loài cây cảnh tuyệt vời, không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì khả năng lọc không khí và dễ chăm sóc. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Related Posts

Leave a Comment