Cây Ngải Cứu được sử dụng rộng rãi vừa làm món rau ăn kèm, vừa là vị thuốc Đông Y có tác dụng giúp cầm máu, giảm đau, khứ hàn,… Chính vì những tác dụng này mà Ngải cứu được ứng dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt, phòng ung thư, cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến công dụng của ngải cứu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Những công dụng chữa bệnh của ngải cứu
Điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới
Ở những chị em phụ nữ có vấn đề về kinh nguyệt như không đều, tháng có tháng không, rong kinh thì đều có thể sử dụng lá ngải cứu. Phương pháp này rất đơn giản nhưng hiệu quả tương đối tốt nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì và nhớ sử dụng thường xuyên khi đến chu kì.
Với những người bị rong kinh
Bạn dùng từ 6 – 12g cây ngải cứu phơi khô hãm với nước sôi giống như pha trà để uống.
Người dùng chia thành 3 bữa uống trong ngày trước khi có kinh nguyệt khoảng 1 tuần thì sử dụng hằng ngày cho đến hết chu kì.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống dưới dạng cao đặc hoặc bột cây ngải cứu, lấy khoảng 1 thìa cà phê hãm với nước và uống để tiện lợi hơn.
Với những người kinh nguyệt không đều
Chúng ta lấy lá ngải cứu khô hoặc lá ngải tươi sắc với nước uống khoảng 200 – 300ml.
Đến khi chỉ còn 1 bát nước nhỏ thì dừng lại và đổ ra bát và sử dụng.
Kiên trì sử dụng từ ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt đến khi hết hoàn toàn. Bạn uống đều đặn mỗi khi có kinh nguyệt thì tình trạng này sẽ được giảm đáng kể.
Người thường xuyên phải chịu những cơn đau bụng kinh khi đến ngày cũng có thể uống nước cây ngải cứu sắc hoặc bột ngải. Cách pha cũng giống như chữa bị rong kinh hay kinh nguyệt không đều. Uống bắt đầu từ khi có kinh nguyệt cho đến hết chu kì kinh và sử dụng đều đặn, bạn sẽ không cảm thấy đau bụng nữa.
Sơ cứu vết thương
Nếu không may trong cuộc sống hay những công việc hàng ngày chân, tay bị bầm, tím xước da do ngã xe hay va đập mạnh thì hãy sử dụng ngải cứu. Trong ngải cứu có kháng sinh tự nhiên vô cùng tốt, giúp nhanh chóng làm liền miệng vết thương, giảm sưng, tấy và bầm dập.Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản:
Bạn chỉ cần lấy một ít lá cây ngải cứu tươi và giã cho dập.
Sau đó cho một ít muối tinh trắng và đắp hỗn hợp này lên vết thương.
Bạn dùng một tấm vải màn sạch và băng bó lại, vết bầm, đau nhức sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.
Cây ngải cứu giúp an thai
Phụ nữ đang mang thai là đối tượng không phải thực phẩm loại cây nào cũng có thể sử dụng được vì có thể ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ. Tuy nhiên cây ngải cứu lại rất tốt đối với những chị em đang mang thai và rất an toàn cho bé. Nhất là đối với những ai mang thai là hay bị ra máu thì nên sử dụng ngải cứu tình trạng này sẽ chấm dứt ngay.
Lấy khoảng 16g lá ngài và 16g lá tía tô sắc cùng nước khoảng 600 – 700ml.
Sắc đến khi chỉ còn khoảng 100 – 150ml thì dừng lại và sử dụng.
Nước ngải cứu sẽ giúp an thai, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Sử dụng thường xuyên mỗi ngày hoặc 2 – 3 lần / tuần hiệu quả mang lại sẽ rất tốt.
Ngải cứu trị mụn và làm trắng da
Rất nhiều chị em vẫn chưa hề biết ngải cứu là một trong những loại thần dược để trị mụn và làm trắng da, chữa mẩn ngứa do dị ứng thời tiết, thực phẩm rất an toàn. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản:
Bạn chỉ cần gĩa nát một ít lá ngải cứu tươi và đắp lên mặt hay những vùng da bị mẩn ngứa, dị ứng.
Đắp và thư giãn trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Các tinh chất tự nhiên trong cây ngải cứu sẽ giúp cho da sạch sẽ thông thoáng, ngăn ngừa mụn và những vi khuẩn gây mụn. Đồng thời da bạn sẽ sáng và trắng hồng lên trông thấy sau một thời gian kiên trì sử dụng cây ngải cứu làm mặt nạ.
Ngoài ra nếu trẻ nhỏ bị rôm sẩy, mẩn ngứa, dị ứng mọi người cũng có thể đun cây ngải cứu cùng với nước. Sau đó dùng nước này tắm cho trẻ mỗi ngày, kiên trì thực hiện để thấy kết quả tốt nhất. Chỉ sau khoảng 2 – 3 lần tắm những vết rôm sẩy và mẩn ngứa, mụn nhọt của bé sẽ được giảm đáng kể.
Trị đau nhức khớp xương, thần kinh
Nhiều người thường hay thắc mắc uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì. Và câu trả lời chính là chúng rất tốt cho những ai gặp vấn đề về hệ thần kinh, não bộ như đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra những ai bị đau nhức xương khớp do đến tuổi cao, thời tiết thay đổi, thần kinh tọa thì cũng có thể uống nước ngải tươi.
Bạn chỉ cần dùng khoảng 300g lá ngải và giã nát,
Sau đó, dùng màng lọc vắt lấy nước cốt.
Hòa cùng nước cốt ngải tươi là 2 muỗng mật ong nguyên chất.
Uống hai lần một ngày sáng và chiều là khung giờ thích hợp nhất.
Lưu ý kiên trì uống trong khoảng 1 tháng thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng và tình trạng bệnh được cải thiện,
Kén ăn, suy nhược cơ thể
Với những ai bị suy nhược cơ thể do lao động quá sức nhưng ăn uống vẫn không ngon miệng, cân nặng không giảm, sức đề kháng yếu dần. Bạn có thể sử dụng bài thuốc với cây ngải cứu để tình trạng tốt hơn. Công thức nấu như sau:
Chuẩn bị 200 – 300g lá ngải tươi, 20g kỉ tử, 10g đinh quy, 1 – 2 quả lê tươi, 1 con gà ác.
Bạn cho tất cả những thành phần này vào nồi, đổ nước ngập gà và hầm nhừ và nêm gia vị vừa ăn, cho đến khi nước sệt sệt lại thì tắt lửa và sử dụng.
Bạn có thể chia ăn thành nhiều bữa trong ngày để hấp thụ tốt hơn.
Người dùng mỗi ngày hoặc cách ngày và liên tục từ 2 – 3 tuần hoặc 1 tháng thì cơ thể sẽ khỏe hơn rất nhiều.
Trị cúm, cảm, ho sốt
Dân gian xưa đến nay vẫn truyền lại rất nhiều bài thuốc về ngải cứu để chứa ho, sốt, cảm cúm như đánh cảm, uống nước sắc, xông hơi… Và mỗi cách thức thì cần nguyên liệu khác nhau và hiệu quả đều rất tốt.
Để xông hơi giải cảm
Bạn lấy khoảng 200 – 300g ngải tươi, 100g lá bưởi tươi hoặc lá chanh, 100g lá khuynh điệp.
Cho tất cả những thành phần vào nồi và đun cùng 2 lít nước.
Khi nào nước sôi bạn dùng nó để xông hơi, hơi nước bốc lên sẽ giúp cơ thể toát nhiệt ra ngoài và giải cảm, ốm, sốt rất hiệu quả.
Bạn sắc khoảng 200g ngải cứu tươi, 100g lá tía tô cùng 30g sả và 500g nước.
Người dùng uống thay nước lọc thì chỉ sau 1 – 2 ngày thì bệnh sẽ cải thiện, cơ thể khỏa mạnh hơn rất nhiều.
Đánh cảm
Bạn sao khoảng 200 – 300g ngải cứu tươi.
Lá ngải héo quăt lại thì đổ dầu, cao gió vào sao tiếp khoảng 1 – 2 phút.
Sau đó, cho lá ngải đã sao vào một chiếc khăn sạch và đánh cảm cho người ốm.
Bạn đánh từ sống lưng xuống, đến khi lá ngải nguội có thể cho lên bếp sao nóng lại và đánh lượt thứ hai.
Giảm mỡ bụng
Với các chị em béo bụng và muốn cải thiện tình trạng này rất đơn giản bạn chỉ cần một ít lá ngải tươi. Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ từ lá ngải đối với vòng 2 của mình.
Bạn lấy khoảng 300g ngải tươi và sao lên chảo nóng cùng một bát muối lớn.
Đến khi lá ngải đã héo quắt lại và ngửi thấy mùi ngải bốc lên.
Sau đó, dùng một chiếc khăn lớn và sạch để đựng được hết chỗ ngải và muối này.
Bạn chườm hỗn hợp này lên bụng khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Mỡ thừa ở bụng sẽ nhanh chóng được cải thiện, trả lại thân hình gọn gàng săn chắc cho các chị em.
Đồng thời cách làm này còn giúp giảm các cơn đau lưng khi đến chu kì kinh nguyệt hay chị em phụ nữ đang mang thai.
Lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu để đạt hệu quả cao
Đọc đến đây có lẽ bạn đã biết lá ngải cứu chữa bệnh gì rồi, chúng là cây dược liệu rất tốt cho sức khỏe và đời sống của con người. Không chỉ dùng để chữa bệnh, ngải cứu còn là một thành phần không thể thiếu trong các món ăn. Hữu ích là thế, tác dụng nhiều là vậy nhưng cũng không nên sử dụng cây ngải cứu quá nhiều vì có thể chúng sẽ phản tác dụng và gây hại cho cơ thể người. Một số lưu ý dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn sử dụng loại cây này tốt hơn.
- Như đã nói ở trên phụ nữ mang thai có thể sử dụng được. Tuy nhiên những người ở tháng cuối cùng của thai kì thì lại không nên sử dụng vì có thể kích thích thích để non, co bóp cổ tử cung.
- Người bị bệnh viêm gan, vàng da thì lại không nên sử dụng ngải cứu. Vì thành phần trong ngải cứu có thể gây rối loạn chức năng gan, không đào thải được độc tố ra bên ngoài. Dẫn đến tình trạng bệnh của người mắc sẽ càng nghiệm trọng hơn.
- Những ai không mắc bệnh, sức khỏe tốt thì nên hạn chế uống nước ngải tươi thường xuyên.
- Những người mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, soi thận, suy thận,… thì cũng được khuyến cáo không nên sử dụng cây ngải cứu, đặc biệt là món trứng rán ngải cứu.
Tìm hiểu về cây ngải cứu
Cây ngải cứu là gì?
Ngải cứu là cây dược liệu thân thảo có tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Cây có nhiều tên gọi khác nhau theo dân gian như cây ngải điệp, ngải tía, cây thuốc cứu. Loài cây này sinh trưởng tốt, mọc lâu năm và có nhiều lợi ích trong Đông y, món ăn hay là nước uống.
Cây ngải cứu chủ yếu là dùng lá và thân cây, có thể dùng tươi sống hoặc phơi khô. Tác dụng của cây ngải cứu phơi khô rất tốt, người ta còn gọi là ngải điệp. Hoặc khi phơi ngô nghiền nhỏ thành bột sẽ được gọi là ngải nhung. Và dù là tươi hay phơi khô thì những thành phần trong ngải vẫn rất tốt và chữa được nhiều bệnh cho người sử dụng.
Đặc điểm sinh học
Cây ngải thường khá thấp, có thể mọc san sát dưới mặt đất từ 0.4 – 60 cm. Lá của cây có màu xanh nhạt ở mặt trên và xanh thẫm ở mặt dưới, trừ cây ngải tía thì còn có màu hơi đỏ ở thân cây. Cây cũng có hoa ở đầu ngành, quả nhỏ và toàn thân phát ra mùi hương có hơi hắc.
Thành phần hóa học chứa tinh dầu, Aavonoid, Coumarin, các chất Sterol,… Các thành phần giúp chữa các bệnh điều hòa kinh nguyệt ở các chị em, tiêu hóa, giải cảm, giảm sưng tấy và một số bệnh khác.
Phân bố chính
Ngải cứu là loài cây dễ sống, chúng có thể mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, không tập trung chính ở đâu. Cây không cần phân bón quá nhiều mà chỉ cần tưới nước. Người Việt Nam thường trồng cây ở quanh nhà, vườn cây, hoặc trồng ở thùng xốp trên ban công nhà cũng đều được. Cây cũng có thể mọc ở những khu vực có bóng râm hoặc những nơi có ánh sáng trực tiếp.
Thu hái – sơ chế, bảo quản
Nếu dùng ăn, có thể thu hái quanh năm. Trong trường hợp dùng làm thuốc, nên hái vào tháng 6 (ngày 5/5 âm lịch) để dược liệu có phẩm chất tốt. Khi hái về đem phơi trong râm đến khi khô hoàn toàn. Nếu dùng để làm mồi cứu (trong châm cứu), nên phơi khô, sau đó tán nhỏ và rây lấy phần lông trắng.
Một số phương pháp bào chế ngải cứu phổ biến:
- Dùng tươi thì rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát và vắt lấy nước uống
- Rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô. Sau đó sao qua và bảo quản dùng dần.
- Phơi ngải cứu khô hoàn toàn, sau đó bỏ gân xanh và cho vào 1 ít bột lưu hoàng dùng để cứu. Hoặc thêm 1 ít bột gạo vào giã nhỏ, dùng để uống.
- Dược liệu sau khi được phơi khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi ẩm mốc, nhiệt độ cao. Nếu lâu không dùng, nên phơi lại để tránh ẩm mốc và biến chất.
Thành phần hóa học
Cây ngải cứu chứa thành phần hóa học đa dạng, gồm có a-Amyrin, l-Quebrachitol, Thujone, Ferneol, Thujyl alcol, Phellandrene, Dehydromatricaria ester, Cineol,…
Xem thêm: Cỏ xước – Công dụng, Đặc điểm và những lưu ý khi sử dụng
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến công dụng chữa bệnh của ngải cứu do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những thông tin bổ ích ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về thảo dược ngải cứu và cách sử dụng thảo dược này làm sao để đạt hiệu quả nhất, phòng tránh những rủi ro không đáng.