Bạc hà – Cách sử dụng bạc hà đúng và hiệu quả

Bạc hà là loại thảo dược chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, lợi ích của bạc hà còn phải kể đến gồm điều trị chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, chăm sóc sức khỏe răng miệng… Tuy nhiên sử dụng lá bạc hà không đúng cách có thể gây ra nguy hiểm. Những nội dung sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bạc hà và cách sử dụng loại cây này.

Những công dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Những công dụng của bạc hà đối với sức khỏe
Những công dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Giảm cân, làm đẹp

Từ lâu, lá bạc hà đã trở thành một trong những nguyên liệu giúp giảm cân, làm đẹp khá dễ tìm, được nhiều chị em phụ nữ tin dùng.

Nhờ có tác dụng hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất lá bạc hà sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân của mình. Lá bạc hà đem giã nát đắp lên những vùng da bị mụn hoặc sẹo do mụn sẽ giúp các nốt mụn và sẹo thâm biến mất trả lại làn da sáng, đẹp cho bạn. Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp lá bạc hà xay nhuyễn với mật ong để bôi lên da nhằm làm sạch và giúp se khít lỗ chân lông.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Bạc hà có chứa khá nhiều các hoạt chất như canxi, vitamin B và kali, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi bị nhức đầu, ho, cảm mạo bạn chỉ cần lấy 6g lá bạc hà cùng với 6g kinh giới, 6g hành hoa, 5g phòng phong, 4g bạch chỉ đem hãm với nước sôi trong vòng 20 phút, uống khi còn nóng. Sau đó đắp chăn và nằm nghỉ ngơi sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.

Bạc hà Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tăng cường hệ thống miễn dịch

Làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang, hen suyễn

Nhờ chứa nhiều hợp chất chống viêm rosmarinic acid, bạn chỉ cần lấy 1 vài giọt tinh dầu bạc hà (có thể thay bằng lá bạc hà tươi) pha với nước sôi xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm sạch xoang mũi bị tắc và chống nhiễm trùng.Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh bạc hà giúp điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.

Lá bạc hà trị ho

Bạc hà có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, giúp thông họng và làm dịu họng. Vì vậy, bạc hà thường được sử dụng để chữa bệnh ho. Người bệnh có thể áp dụng cách sau đây:

Nấu đường phèn cùng một chút nước cho đường tan ra. Cho lá bạc hà đã rửa sạch vào nước đường đun sôi. Vắt một ít nước cốt chanh ra bát con. Sau đó cho nước cốt vào nồi đun cho đến khi dung dịch cô đặc lại. Đợi cho dung dịch nguội bớt rồi cho vào hũ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát. Siro làm từ lá bạc hà có thể dùng chữa ho cho cả trẻ em và người lớn.

Trị buồn nôn

Khi đi tàu, xe, máy bay, nhiều người thường được khuyên nên sử dụng một ly trà bạc hà nóng để tránh buồn nôn. Bạn cũng có thể

cho 3–4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay để hít hà sẽ giúp tâm trạng thoải mái và ít nôn hơn.
Khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng

Chỉ cần cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi, để hương thơm nhẹ nhàng lan tỏa khắp nhà, toàn bộ mùi hôi sẽ bị khử sạch giúp đem đến cảm giác dễ chiu, thoải mái cho bạn. Trồng bạc hà trong nhà hoặc phun tinh dầu bạc hà pha loãng với nước cũng giúp xua đuổi côn trùng cực kì hiệu quả.

Chữa dị ứng, vết cắn côn trùng

Giã nát lá bạc hà tươi, đắp lên vùng da dị ứng hay vùng da bị côn trùng căn sẽ giúp làm dịu và mát vùng da của bạn nhanh chóng.

Bạc hà Chữa dị ứng, vết cắn côn trùng
Bạc hà Chữa dị ứng, vết cắn côn trùng

Giảm hôi miệng

Hôi miệng là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở nhiều người, khiến bạn cảm thấy mất tự tin và ngại giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này bạn nên nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà hoặc uống 1 ly trà bạc hà sau khi ăn hoặc khi cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi.

Chữa trầm cảm, làm giảm stress

Một số hoạt chất đặc biệt trong lá bạc hà có tác giúp tâm trạng của bạn ổn định và kích thích giác quan cũng như khiến bạn năng động hơn. Uống một ly trà bạc hà vào ban đêm cũng giúp bạn dễ ngủ và giảm stress sau một ngày làm việc căng thẳng.

Ngăn ngừa ung thư

Bạc hà có chứa Vitamin C và chất chống oxy hóa. Nhờ vậy thảo dược này giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư. Người bệnh có thể uống trà bạc hà hoặc bổ sung vào bữa ăn nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Ngoài những công dụng trên, bạc hà còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, say tàu xe, trị các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm xoang, tăng cường hệ miễn dịch, làm sáng da mờ sẹo và xua đuổi muỗi, côn trùng.

Trị tiêu chảy

Bạc hà có khả năng kích hoạt tuyến nước bọt nên giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa tiêu chảy.

Người bệnh chỉ cần dùng vài lá bạc hà tươi cho vào cốc nước nóng, ngâm trong 5 phút. Dùng nước này uống liên tục đến khi triệu chứng tiêu chảy biến mất.

Những lưu ý khi sử dụng bạc hà

Những lưu ý khi sử dụng bạc hà
Những lưu ý khi sử dụng bạc hà

Mặc dù bạc hà mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Vì vậy mọi người cần lưu ý những vấn đề sau đây trước khi sử dụng loại thảo dược này:

  • Không sử dụng bạc hà hoặc những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược này nếu bị dị ứng với bạc hà. Bệnh nhân bị dị ứng có thể mọc mụn nước trong miệng và lỗ mũi khi hít tinh dầu bạc hà. Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn cần dừng sử dụng và tìm gặp bác sĩ.
  • Tác dụng phụ của bạc hà bao gồm: Dị ứng da, nổi ban đỏ, chậm nhịp tim, hạ áp Hoạt huyết thang huyết áp, ợ nóng, hạ đường huyết, ngộ độc do dùng nhiều…
  • Những đối tượng không nên sử dụng bạc hà: Trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, người bị trào ngược dạ dày, bệnh nhân huyết áp cao, người bị bệnh về tim mạch, bệnh nhân táo bón kéo dài, người bị suy nhược…
  • Không nên lạm dụng các chế phẩm từ bạc hà
  • Không nên lạm dụng các chế phẩm từ bạc hà
  • Không lạm dụng bạc hà: Lượng tinh dầu tối đa được phép dùng một ngày là 0,4 ml. Sử dụng quá liều sẽ dẫn đến tác dụng phụ, làm tăng nguy cơ co giật.
  • Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc kháng acid (như Pepcid, Zantac), thuốc chống thải ghép Cyclosporine, thuốc hạ đường huyết, Lansoprazole Omeprazole hay Carisoprodol… Vì vậy người bệnh không nên sử dụng bạc hà khi đang uống thuốc.
  • Không bôi trực tiếp tinh dầu bạc hà nguyên chất lên da hoặc để dính vào mắt và các vết thương hở. Không hít hà tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần trong ngày vì có thể làm khô niêm mạc đường thở, sung huyết da…
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm từ bạc hà.

Giới thiệu chung về cây bạc hà

Bạc hà có nhiều loại, đồng thời chúng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Các tên gọi mọi người thường dùng để gọi thay thế tên chúng là: Băng hầu úy, Bà hà, Phiên hà, Liên tiền thảo, Thạch bạc hà, Kim tiền bạc hà… Tuy vậy, cái tên Bạc hà là cái tên thông dụng nhất và giúp mọi người liên tưởng đến loại cây thảo mộc này một cách nhanh nhất.

Giới thiệu chung về cây bạc hà
Giới thiệu chung về cây bạc hà

Tên gọi khoa học của Bạc hà là Mentha Arvensis Lin. Chúng được phân loại xếp vào nhóm cây thân thảo thuộc họ Lamiaceae hay còn gọi là họ Hoa Môi.

Trung bình, thân Bà hà có chiều dài nằm trong khoảng từ 250mm đến 50mm. Một phần thân bò ngang dưới đất, phần thân gần ngọn hướng thẳng lên trên. Trong đó, thân bò dưới đất của Bạc hà mọc ra nhiều rễ nhỏ trắng giúp chúng bám chặt vào đất, hút nước và dinh dưỡng nuôi cây. Phần thân hướng thẳng lên trên có màu tím hoặc màu xanh lục (tùy loại), xung quanh chúng đều mang lá.

Lá bạc hà tươi có màu xanh hoặc tím nhạt (tùy loại). Nhìn tổng thể mặt trên hoặc mặt dưới thì lá của chúng mang hình bầu dục. Trong đó, viền là xung quanh có phần răng cưa phân bổ khá đều (tùy loại mà phần răng cưa này nhọn hay bầu). Lá gắn chặt vào thân cây, hầu như không nhìn thấy phần cuống lá. Hoa của Bạc hà mọc ra từ kẽ lá mang màu sắc như trắng, hồng hoặc tím hồng.

Phân loại cây Bạc hà

Hiện có rất nhiều loại Bạc hà. Tùy vào mỗi loại mà chung có sự khác nhau. Người ta phân biệt các loại Bạc hà dự vào hình dáng, màu sắc hay mùi hương. Trong đó có các loại Bạc hà như sau:

  • Bạc hà PepperMint;
  • Giống Chocolate Mint
  • Bạc hà Pháp hay còn gọi là Bạc hà Âu;
  • Bạc hà Catmint;
  • Bạc hà Mentha longifolia…;

Ngoài những loại Liên tiền thảo chúng tôi kể tên ở trên, còn có rất nhiều loại khác như: Bạc hà Apple mint, Bạc hà Mentha arvensis, Bạc hà Catnip… Những giống Bà hà này phổ biến ở khắp thế giới. Tùy vào đặc điểm thời tiết và nhiệt độ môi trường mà chúng có sự phân hóa để thích ứng một cách phù hợp nhất. Đặc điểm chung của chúng là cho ra mùi hương đặc trưng. Và người Việt Nam ta gọi chung là hương Bạc hà.

Nguồn gốc, thu hái, chế biến và bảo quản Bạc hà

Nguồn gốc, thu hái, chế biến và bảo quản Bạc hà
Nguồn gốc, thu hái, chế biến và bảo quản Bạc hà

Để hiểu thêm về loại thảo dược có mùi hương đặc trưng này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc, cách thu hái và cách chế biến, bảo quản chúng. Các thông tin cần giải đáp như sau:

Nguồn gốc

Loài cây thân thảo này xuất xứ đầu tiên ở Châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, Bạc hà có ở nhiều địa phương trên cả nước. Chúng mọc hoang khá nhiều ở khu vực miền núi như: Bắc Cạn, Sơn La, Lào Cai, Vĩnh Phúc…

Thu hái

Bạc hà là dạng thân thảo khá nhỏ, toàn thân cây đều chứa mùi hương và tinh chất nên khi sử dụng làm thuốc người ta hái toàn bộ bao gồm thân cây và lá. Tùy mục đích sử dụng mà bạn thu hái khi cần. Tuy nhiên, Bạc hà dùng làm dược liệu thường được thu hái vào các tháng 5, 8 và 11 trong năm. Đây là thời điểm Bạc hà vừa ra hoa.

Chế biến

Bạc hà là dược liệu có thể được dùng khi còn tươi hoặc khi đã khô. Đa phần, Bạc hà tươi thường được sử dụng trong chế biến thức ăn hoặc thức uống giúp tạo mùi trang trí. Khi dùng làm dược liệu thì đa phần Bạc hà được chế biến theo kiểu phơi khô. Cách làm như sau: Thu hái (cả thân và lá); rửa sạch; cắt khúc và phơi khô. Lưu ý, để tránh tinh dầu và mùi Bạc hà bay mất khi chế biến, người ta phơi chúng trong bóng râm.

Bảo quản

Bạc hà tươi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, để chúng giữ được mùi hương và màu sắc tươi mới thì trước khi sử dụng người ta mới hái trên cây xuống. Đối với Bà hà khô thường được đóng gói cẩn thận và bảo quản ở những nơi thông thoáng, khô ráo.

Thành phần có trong bạc hà

Trong Bà hà (tên khác của Bạc hà) chứa nhiều thành phần quan trọng khiến chúng trở thành một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong thuốc Nam và Đông Y. Trong đó, thành phần có nhiều nhất là tinh dầu Menthol (chiếm số lượng từ 65 – 85%), bao gồm  Menthol toàn phần và Menthol đã este hóa.

Ngoài ra Menthol, Bà hà còn có các thành phần như: Camphene, Rosmarinic acid, Menthone. Đồng thời còn có Ethyl – n – Amyl Ketone, Piperitenone, Isomenthone và rất nhiều thành phần khác…

Xem thêm: Bí đao – Loại quả có tác dụng thanh nhiệt, giảm cân

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây bạc hà do baokhuyennong.com tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe bằng thuốc nam. Tuy nhiên trước khi sử dụng lá bạc hà hoặc các chế phẩm từ bạc hà, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *