Loại lan nhỏ nhắn này có hình dáng độc đáo từ bộ lá cho đến những chùm hoa khiến nhiều người ưa thích chọn trồng trong vườn. Có thể bạn chưa biết nhưng đây là loại lan có trong sách đỏ của Việt Nam cần được bảo tồn.
Trong số những loài lan có mặt ở nước ta thì những giống lan rừng luôn dành được nhiều cảm tình của đông đảo giới chơi cây hoa cảnh. Chúng không những có hình dáng lạ, độc mà hoa của chúng còn có muôn hình vạn trạng với màu sắc khác nhau vô cùng phong phú.
Một trong số những loài lan đặc biệt đó phải kể đến lan giải thùy Sapa. Loại lan đặc hữu sống trong các cánh rừng của Sapa có vẻ đẹp không giống bất kì loại lan thông thường nào.
Lan giải thùy này thường được phân bố ở một số tỉnh như Lào Cai, Thừa Thiên – Huế ( Bạch Mã). Số lượng lan này hiện nay bị giảm sút nghiêm trọng vì độ quý hiếm và bị chặt phá nhiều để lấy cây đem trồng không kiểm soát.
Lan giải thùy sapa là gì?
Lan giải thùy Sapa có tên khoa học là Anoectochilus Chapaensis Gagnep. Chúng còn có tên gọi khác là lan sứa Sapa. Đây là loại lan mọc thấp thân bò rồi đứng. Chiều cao mỗi cây trưởng thành chỉ khoản 20cm. Những cây con thường có phần thân được bao bọc bởi một lớp lông ngắn. Lá khá phát triển có hình trứng gốc lá gần có hình tim với bề mặt lá có màu đỏ và những đường gân có màu hồng nhạt.
Đặc điểm của lan giải thùy Sapa
Hoa lan giải thùy Sapa mọc thành từng chùm và nhỏ hình bướm với mỗi cành có khoảng từ 5-8 bông hoa màu vàng và nâu. Môi có màu xanh nhạt đỉnh rộng ra và chia làm 2 thùy hình trứng ngược và cụt.
Trong số các loại lan rừng ở Việt Nam thì lan giải thùy Sapa được xếp vào loại lan quý và đặc hữu cần được bảo vệ. Cây có giá trị cao vì đẹp và lạ ngoài ra còn được coi là một vị thuốc nên tình trạng thu hái loại lan rừng này bán cho tư thương diễn ra thường xuyên.
Cách trồng và chăm sóc lan giải thùy Sapa
Lan giải thùy là loại cây mọc thấp, ưa ẩm ướt và khá kị ánh sáng. Loại cây này trong tự nhiên thường mọc dưới những bụi cây cao và có sức sống khá mạnh mẽ. Trong điều kiện nhân tạo cây vẫn sống và phát triển được tuy nhiên cần chú ý đến việc điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
Yêu cầu đất trồng: Loại đất trồng thích hợp nhất với lan giải thùy chính là loại đất giàu mùn thoát nước tốt và thoáng khí. Độ pH khoảng 6
Cách nhân giống lan giải thùy sapa: Loại lan giải thùy này thường được nhân giống bằng phương pháp sinh sản vô tính bằng chồi hoặc thân rễ.
Yêu cầu sinh thái của lan giải thùy Sapa
Ánh sáng: Cây chỉ thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng từ 60% trở xuống và không được chiếu trực tiếp. Nhiệt độ rơi vào khoảng 20-30 độ C.
Độ ẩm: Cây lan giải thùy Sapa thích nghi tốt với độ ẩm khoảng từ 80%.
Độ thoáng gió: Lan giải thùy thích môi trường thông thoáng và có nhiều gió trao đổi. Chính vì thế nên trồng ở những nơi thoáng gió và không bị chắn bởi quá nhiều cây cối xung quanh.
Kĩ thuật trồng
Sau khi chuẩn bị hết cây con đã mua hoặc ươm mầm sẵn cho nảy chồi bạn tiến hành đặt giá thể vào từng chậu. Mỗi chậu bạn đặt từ 3-5 cây và với cự ly giữa các cụm cây khoảng 0,5m. Sau khi trồng xong bạn tiến hành ấn chặt phần giá thể với đất để cố định hướng đứng thẳng của cây.
Sau khi trồng xong bạn tiến hành sử dụng lưới đen che kín cay hoặc để cây ở những nơi râm mát. Không được để cây trực tiếp ngoài nắng vì có thể làm cây bị héo khô.
Tưới nước cho cây
Định kì ngày tưới nước làm 2 lần bằng dạng phun sương ( bằng dạng bình phun sương). Cây ưa ẩm nên lúc nào cũng cần môi trường ẩm ướt để phát triển. Trời mưa thì ngừng tưới và trởi nóng tưới tăng lên để giúp cây không bị khô héo.
Chế độ bón phân cho cây
Để cây khỏe mạnh hơn thì bạn cần phải bón phân định kì cho cây khoảng 2-3 tháng 1 lần tưới nước phân. Loại phân có thể là phân NPK hoặc phân bón lá, phân vi lượng. Phân pha loãng với nước rồi phun đều trên thân cây.
Đây là những kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan giải thùy Sapa. Bạn có thể dựa trên những kiến thức chia sẻ trên đây để tự bắt tay trồng cho mình những chậu lan giải thùy đẹp và độc đáo.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan giải thùy Sapa. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Cây Chàm – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Bình Bát – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Rau húng quế – Công dụng, Cách trồng và chăm sóc rau húng quế
- Cây La Rừng – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Hoa Phù Dung – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa phù dung